Bác sĩ y học cổ truyền giới thiệu những bài thuốc chữa bệnh đau mắt đỏ hiệu quả

Thứ tư, 25/09/2024 | 10:11
Theo dõi ULTV trên

Đau mắt đỏ là căn bệnh khiến cho kết mạc của chúng ta bị viêm cấp. Nguyên nhân của bệnh này chủ yếu là do virus gây ra.

ng y (9)

Bệnh đau mắt đỏ có thể xảy ra với tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi khác nhau, bệnh thường bùng phát vào mùa hè và mùa thu. Bệnh có xu hướng lây lan nhanh trong cộng đồng tạo nên dịch đau mắt đỏ. Theo Y học cổ truyền thì bệnh này còn được gọi là hồng nhãn, bùng phát là do cảm nhiễm độc khí lưu hành trên diện rộng.

Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh đau mắt đỏ là do cảm nhiễm độc khí lưu hành trên diện rộng, đồng thời kết hợp với thấp nhiệt khiến bệnh bùng phát. Triệu chứng của bệnh ban đầu là cảm thấy ngứa mắt, chảy nước mắt sau đó sưng đỏ thành bệnh đau mắt đỏ. 

 Dưới đây là một số bài thuốc y học cổ truyền  trị bệnh đau mắt đỏ, mời bạn đọc theo dõi:

Tình trạng bệnh nhẹ

Triệu chứng: Người bệnh cảm thấy ngứa mắt, chảy nước mắt nhiều, lòng trắng mắt chuyển sang màu hơi đỏ đồng thời người bệnh còn bị đau mắt, đau đầu, nước mắt nhiều, sợ ánh sáng,… Phương pháp điều trị là khu phong chỉ thống thanh nhiệt.

Thuốc uống: dùng một trong các bài dưới đây

Bài 1: kinh giới 12g, chút chít 12g, chi tử 12g, hoàng đằng 8g, kim ngân hoa 16g, bạc hà (cho sau) 6g,  lá dâu 16g, cúc hoa 12g. Sắc cho người bệnh uống.

Bài 2: liên kiều 12g, kim ngân 16g, hoàng cầm 12g, bạc hà (cho sau) 6g, chi tử 8g, ngưu bàng tử 12g, cát cánh 6g. Sắc cho người bệnh uống.

Bài 3: cúc hoa 6g, tang diệp 6g, đạm trúc diệp 30g, bạc hà 4g, bạch mao căn 30g; hãm với nước sôi thêm chút đường uống. Bài thuốc này giúp chữa bệnh đau mắt đỏ. Ngoài ra còn có tác dụng chữa ho khan ít đờm, sốt nóng, vã mồ hôi do cảm mạo phong nhiệt.

Bài 4: cúc hoa 12g, thảo quyết minh 8g, tang diệp 12g. Sắc cho người bệnh uống.

Tình trạng bệnh nặng

Giảng viên Y học cổ truyền – Trường Đại học Lương Thế Vinh, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Hà cho hay nếu tình trạng bệnh nặng thì ngoài những triệu chứng như trên, bệnh phát nhanh, mắt sưng to và đau nhức, đầm đìa nước mắt nước mũi, đứng ngồi không yên, sợ lạnh. Nếu bệnh còn nặng hơn nữa thì ăn không ngon, ngủ không yên. Phương pháp trị bệnh là thanh nhiệt tả hỏa.

Dùng bài Bát chính tán: mộc thông 12g, xa tiền tử 12g, đại hoàng 10g, cù mạch 12g, hoạt thạch 12g, biển súc 12g, chi tử 12g, cam thảo chích 8g. Các vị thuốc sấy khô tán thành bột mịn. Mỗi ngày cho người bệnh uống 3 lần, mỗi lần 20g, uống với nước sắc đăng tâm thảo.

Công dụng chữa bệnh của trái Khế trong Y học cổ truyền như thế nào?

Công dụng chữa bệnh của trái Khế trong Y học cổ truyền như thế nào?

Cây khế thường có hai loại: khế chua và khế ngọt. Ngoài công dụng làm thực phẩm, cây cảnh, khế chua có thể là vị thuốc chữa bệnh được sử dụng trong đông y từ rất lâu và mang lại hiệu quả cao.
Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ những lợi ích của cây Húng quế

Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ những lợi ích của cây Húng quế

Cây Húng quế là một loại rau thơm được sử dụng khá phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày. Bên cạnh đó, húng quế còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ công dụng chữa bệnh của rau dền gai

Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ công dụng chữa bệnh của rau dền gai

Dền gai theo Y học cổ truyền có vị ngọt nhạt và tính hơi lạnh. Dền gai trong Đông Y có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, trừ thấp, thu liễm ngừng tả. Thường dùng trị phù thũng, bệnh về thận, chữa lỵ và làm thuốc điều kinh.
Bác sĩ y học cổ truyền giới thiệu những bài thuốc chữa bệnh đau mắt đỏ hiệu quả

Bác sĩ y học cổ truyền giới thiệu những bài thuốc chữa bệnh đau mắt đỏ hiệu quả

Đau mắt đỏ là căn bệnh khiến cho kết mạc của chúng ta bị viêm cấp. Nguyên nhân của bệnh này chủ yếu là do virus gây ra.
Đăng ký trực tuyến