Hàng trăm trường đại học sử dụng kết quả thi Đánh giá năng lực để tuyển sinh năm 2023

Thứ tư, 04/01/2023 | 08:04

Vào tháng 3 tới, ĐH Quốc gia TP.HCM và ĐH Quốc gia Hà Nội, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội sẽ bắt đầu tổ chức các đợt thi Đánh giá năng lực. Dự kiến, hàng trăm trường đại học, cao đẳng tiếp tục sử dụng kết quả này để tuyển sinh.

Anh-chup-Man-hinh-2023-01-03-luc-1672705531061

Hơn 30.000 chỉ tiêu xét tuyển từ điểm của các kỳ thi Đánh giá năng lực

Tin tức từ Ban truyền thông và tuyển sinh Trường Đại Học Lương Thế Vinh cho biết, năm 2022, các trường đại học dành hơn 30.000 chỉ tiêu xét tuyển từ điểm của các kỳ thi Đánh giá năng lực (ĐGNL). Tỷ lệ nhập học theo phương thức này chiếm khoảng 2% tổng số thí sinh nhập học của tất cả các phương thức. Theo lãnh đạo một số trường đại học, năm nay sẽ tăng chỉ tiêu tuyển sinh theo phương thức sử dụng kết quả thi ĐGNL.

Với mục tiêu đa dạng hóa phương thức tuyển sinh, góp phần tuyển chọn được những thí sinh có đủ năng lực và phù hợp với đặc thù của các chương trình đào tạo, năm 2023, Đại học Quốc gia TP HCM thông báo  dành ít nhất 45% chỉ tiêu tuyển sinh từ điểm thi Đánh giá năng lực, tăng so với mức 40% của năm 2022.

Kỳ thi đánh giá năng lực năm 2023, Đại học Quốc gia TP HCM sẽ được tổ chức vào hai đợt cuối tháng 3 và tháng 5.

Năm 2022 Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức 02 đợt thi ĐGNL vào tháng 3 và tháng 5. Kết quả của kỳ thi ĐGNL được sử dụng như một phương thức xét tuyển vào 10 đơn vị thành viên ĐH Quốc gia TP. HCM và hơn 70 trường ĐH, CĐ bên ngoài sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển.

Theo thống kê của nhà trường, năm 2022, các trường thành viên Đại học Quốc gia TP HCM tuyển khoảng 22.000 chỉ tiêu, gần 35,4% thí sinh nhập học bằng phương thức xét điểm ĐGNL.

Kỳ thi ĐGNL năm 2023 của ĐH Quốc gia Hà Nội dự kiến mở thêm hai địa điểm thi mới, nâng tổng số địa điểm thi lên con số 17 trải rộng từ Thái Nguyên, Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An... Quy mô mỗi đợt thi dự kiến từ 8.000-20.000 thí sinh/đợt thi. Kỳ thi hướng tới phục vụ trên 70.000 thí sinh năm 2023.

GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết: Năm 2022 có trên 60 cơ sở đào tạo đại học tuyên bố sử dụng kết quả bài thi ĐGNL (HSA) để xét tuyển. Nhiều trường đại học phản hồi đánh giá cao nguồn tuyển thí sinh dùng bài thi Đánh giá năng lực.

Năm 2023 các trường đang xây dựng Đề án thi nên chưa có số liệu tổng hợp nhưng chúng tôi tin rằng với uy tín và chất lượng của kỳ thi HSA sẽ có nhiều ngành đào tạo, nhiều trường đại học trong cả nước sử dụng để tuyển sinh thời gian tới.

Ngoài ra, từ dữ liệu thi ĐGNL năm 2022, ĐH Quốc gia Hà Nội đã nghiên cứu đề xuất công cụ chuyển đổi điểm bài thi HSA và điểm bài thi ĐGNL của ĐHQG TP. Hồ Chí Minh. Như vậy, có thể nhiều trường đại học phía Nam sẽ sử dụng kết quả bài thi HSA để xét tuyển.

xet-tuyen-dai-hoc-nam-2023-080920

Tương tự, các trường đại học phía Bắc có thêm cơ hội thu hút thí sinh từ miền Nam ra học từ nguồn tuyển thí sinh dự thi đánh giá năng lực.

Kỳ thi độc lập, ĐGNL của trường ĐH Sư phạm Hà Nội dự kiến tổ chức vào cuối tháng 4 và tháng 5.2023. GS.TS Nguyễn Văn Minh, hiệu trưởng trường cho biết, thí sinh có thể lựa chọn đăng kí một số bài thi và sử dụng kết quả thi để đăng kí dự tuyển vào các ngành đào tạo đại học hệ chính quy.

Hiện có 7 trường đại học sư phạm lớn về cơ bản thống nhất sử dụng kết quả kỳ thi để xét tuyển gồm: Trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2, Trường ĐH Vinh, Trường đại học sư phạm -  ĐH Huế, Trường ĐH Sư phạm - ĐH Đà Nẵng, Trường ĐH Quy Nhơn và Trường ĐH sư phạm TP.HCM. Do vậy, kỳ thi này không chỉ là phương án xét tuyển mà trở thành một kỳ thi riêng.

Đối với Trường ĐH Sư phạm Hà Nội sẽ tăng dần chỉ tiêu cho phương thức tuyển sinh sử dụng kết quả thi ĐGNL từ năm 2023.

“Kỳ thi đánh giá năng lực giúp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội và các trường đại học khác tuyển chọn được các sinh viên có năng lực phù hợp. Đồng thời, góp phần giảm đáng kể chi phí từ ngân sách nhà nước và chi phí của xã hội cho các kỳ thi tuyển sinh, tạo điều kiện để thí sinh chọn đúng và trúng tuyển ngành đào tạo, trường đại học phù hợp với năng lực, sở trường và nguyện vọng của bản thân” – GS Minh nhấn mạnh.

Cách tính điểm ưu tiên trong kỳ tuyển sinh đại học 2024 như thế nào?

Cách tính điểm ưu tiên trong kỳ tuyển sinh đại học 2024 như thế nào?

Theo quy chế tuyển sinh đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, điểm ưu tiên được xác định theo công thức: Điểm ưu tiên = [(30 - Tổng điểm đạt được)/7,5] x Mức điểm ưu tiên quy định.
Bao nhiêu điểm thì có thể trúng tuyển Đại học ngành Bác sĩ đa khoa năm 2024

Bao nhiêu điểm thì có thể trúng tuyển Đại học ngành Bác sĩ đa khoa năm 2024

Các bạn thí sinh yêu thích ngành Y Đa khoa nên tìm hiểu, so sánh điểm chuẩn đại học ngành Bác sĩ đa khoa các năm trước để dự đoán điểm chuẩn năm nay và căn cứ theo lực học của mình để đăng ký dự tuyển vào trường phù hợp.
Tuyển sinh đại học 2024: Thí sinh thử đăng ký dự thi trực tuyến từ 24-28/4

Tuyển sinh đại học 2024: Thí sinh thử đăng ký dự thi trực tuyến từ 24-28/4

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ mở hệ thống quản lý thi để học sinh trên cả nước thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT. Thí sinh lưu ý khoảng thời gian này để tập dượt đăng ký dự thi.
Thi tốt nghiệp THPT 2024: Thí sinh được chọn một trong 7 ngoại ngữ để thi tốt nghiệp THPT

Thi tốt nghiệp THPT 2024: Thí sinh được chọn một trong 7 ngoại ngữ để thi tốt nghiệp THPT

Theo hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, học sinh lớp 12 được chọn dự thi một trong 7 ngoại ngữ, gồm: Tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Đức, tiếng Nhật và tiếng Hàn.
Đăng ký trực tuyến