Du lịch chăm sóc sức khoẻ đã được Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) dự báo là một trong 6 xu hướng du lịch sẽ phát triển mạnh trong thế kỷ 21 và Việt Nam cần có quy định về cấp giấy phép hành nghề y nhằm tương thích với thông lệ quốc tế.
Du lịch chăm sóc sức khoẻ đã được Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) dự báo là một trong 6 xu hướng du lịch sẽ phát triển mạnh trong thế kỷ 21 và Việt Nam cần có quy định về cấp giấy phép hành nghề y nhằm tương thích với thông lệ quốc tế.
Bộ Y tế cho biết: Hiện trên thế giới có 23 nước đang áp dụng mô hình thành lập Hội đồng Y khoa Quốc gia và tổ chức thi sát hạch chuyên môn làm cơ sở cấp chứng chỉ hành nghề. Đây cũng được coi là một xu thế tất yếu trong việc quản lý hành nghề khám bệnh chữa bệnh.
Hiện Việt Nam đã ký kết các Thỏa thuận công nhận lẫn nhau trong đó có việc cho phép chứng chỉ hành nghề Y khoa được cấp bởi các cơ quan chức năng tại một quốc gia sẽ được thừa nhận bởi các nước thành viên khác trong khu vực để tạo điều kiện di chuyển thể nhân, cá nhân hành nghề của các nước đến Việt Nam tham gia vào hoạt động khám bệnh chữa bệnh. Ngược lại, Bác sĩ Y học cổ truyền khám bệnh chữa bệnh của Việt Nam có thể ra nước ngoài để hành nghề, tham gia hội nhập ngày càng nhiều hơn với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới.
Hội đồng Y khoa Quốc gia chia sẻ trên báo chí, trong quá trình xây dựng Luật Khám bệnh, chữa bệnh Bộ Y tế đã đề xuất với Chính phủ và Quốc hội đưa nội dung đánh giá năng lực hành nghề vào luật làm cơ sở cho việc xem xét cấp giấy phép hành nghề. Theo đó, Hội đồng Y khoa Quốc gia được giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng và ban hành bộ công cụ đánh giá năng lực hành nghề, tổ chức thi đánh giá năng lực hành nghề cho 8 chức danh: bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật y.. bắt đầu từ năm 2027 đối với chức danh bác sĩ. Dự kiến, lộ trình sẽ được triển khai 6 năm từ 2024 tới 2029.
Trong hơn hai thập kỷ qua, Việt Nam đã có sự mở rộng đáng kể về số lượng các cơ sở giáo dục Đại học đào tạo nhân lực y tế. Tính tới năm 2020, Việt Nam có 66 cơ sở đào tạo trình độ đại học, theo đó các Trường đại học đã đào tạo ra trên 95.000 bác sĩ.
Theo số liệu của Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, năm 2018 có 350.000 người nước ngoài đến Việt Nam khám chữa bệnh kết hợp nghỉ dưỡng và chi tiêu 2 tỷ USD. Trong khi đó hàng năm cũng có khoảng 40.000 người Việt Nam ra nước ngoài chữa bệnh kết hợp du lịch và chi tiêu tới hàng tỷ USD. Điều đó cho thấy, không chỉ khách quốc tế mà khách nội địa cũng là đối tượng đầy tiềm năng của loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe.
Khảo sát của nhóm nghiên cứu đề tài “Phát triển sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam” cũng cho thấy đặc điểm của khách du lịch chăm sóc sức khỏe, đó là thời gian lưu trú từ 3 – 5 ngày, phần lớn là người cao tuổi. Những yếu tố như sử dụng dược liệu trong y học cổ truyền phục hồi sức khỏe hay coi chăm sóc sức khỏe bằng liệu pháp y học cổ truyền là mục tiêu đi du lịch cũng được nhiều du khách ưu tiên lựa chọn.
PGS TS Mai Quốc Chánh, Hiệu trưởng Trường Đại học Lương Thế Vinh cho biết thêm Việt Nam có bờ biển dài 3.260km, với nhiều bãi biển rất đẹp và thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng kết hợp chăm sóc sức khoẻ bằng liệu pháp y học cổ truyền bởi Việt Nam có nguồn tài nguyên nước khoáng phong phú, đa dạng, có giá trị sử dụng chữa bệnh. Bên cạnh đó là hệ thống cây dược liệu quý vô cùng phong phú với khoảng 3.850 loài thực vật, 406 loài động vật được sử dụng làm thuốc sẽ mang đến nhiều cơ hội thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam vừa nghĩ dưỡng kết hợp chữa bệnh, chăm sóc phục hồi sức khoẻ.
Trường Đại học Lương Thế Vinh đã dày công tiếp thu những kiến thức tinh hoa y học cổ truyền Việt Nam, Y học Ayurveda Ấn Độ, Đông Y Trung Hoa để đưa vào chương trình đào tạo Bác sĩ y học cổ truyền để giúp người học sâu về y lý, chắc về y thuật cổ phương.
Nếu Bạn yêu thích ngành Bác sĩ y học cổ truyền thì hãy đăng ký xét tuyển tại Website: https://ultv.edu.vn/dang-ky/
Địa chỉ Trường Đại học Lương Thế Vinh, đường Cầu Đông, Thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Điện thoại: 03.5982.5982; 03.8259.8259.