Y học cổ truyền chỉ điểm những bài thuốc đông y điều trị bệnh mất ngủ hiệu quả

Thứ ba, 29/10/2024 | 14:17
Theo dõi ULTV trên

Mất ngủ là một chứng bệnh hay gặp. Tuy nhiên, người bị mất ngủ kéo dài dễ dẫn đến suy nhược thần kinh, trầm cảm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, công việc hàng ngày. Trong đông y có nhiều bài thuốc trị chứng mất ngủ hiệu quả.

Mất ngủ là một vấn đề sức khỏe tâm thần và thể chất có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của mỗi người. Sau đây là một số bài thuốc y học cổ truyền điều trị bệnh mất ngủ do giảng viên khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Lương Thế Vinh – TS Nguyễn Hữu Bản chia sẻ, mời bạn đọc tham khảo:

Thể can uất hóa hỏa: Do phiền não, buồn bực quá độ; lâm sàng biểu hiện dễ cáu gắt, giận dỗi, mắt đỏ, miệng đắng, ít ngủ, đại tiện táo kết, lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch huyền sác.

Dùng bài Long đởm tả can thang: Long đởm thảo tẩm rượu sao 12g; hoàng cầm, trạch tả, mộc thông, đương quy tẩm rượu sao, sài hồ, sinh địa hoàng (mỗi thứ 8g); cam thảo 2g, chi tử tẩm rượu sao 12g, xa tiền tử 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thể đàm nhiệt nội nhiễu: thường do ăn uống không điều độ, ăn nhiều, uống nhiều, ăn nhiều thức ăn sống lạnh, béo ngọt hay nghiện rượu bia dẫn đến tràng vị bị nhiệt, đàm nhiệt thượng nhiễu gây mất ngủ, đầu nặng, ngực đầy trướng, tâm phiền, hay thở dài, ợ chua, không muốn ăn, rêu lưỡi vàng bẩn, mạch hoạt sác.Dùng bài Ôn đởm thang gia giảm: Bán hạ 10g, trúc nhự 8g, chỉ thực 12g, quất bì 10g, phục linh 12g, sinh khương 8g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thể âm hư hỏa vượng: do cơ thể suy nhược, dục vọng buông thả quá độ dẫn đến di tinh làm cho thận âm hao tổn, tâm hỏa vượng lên, lâm sàng biểu hiện tâm phiền, mất ngủ, ngũ tâm phiền nhiệt, ù tai, hay quên, lưỡi đỏ, mạch tế sác.Dùng bài Chu sa an thần hoàn: Hoàng liên 6g, chu sa 4g, sinh địa 2g, quy thân 2g, chích thảo 2g. Chu sa thủy phi, tất cả tán mịn làm hoàn, mỗi lần uống 4 – 12g trước khi đi ngủ với nước ấm.

bai thuoc quy y hoc co truyen

Thể tâm tỳ lưỡng hư: Do cơ thể suy nhược lâu ngày, người già hoặc sau mắc bệnh nặng, mắc bệnh mạn tính kéo dài làm khí huyết bị hư tổn, biểu hiện ngủ hay mơ, dễ tỉnh, váng đầu, hoa mắt chóng mặt, tinh thần mệt mỏi, sắc mặt vàng, không nhuận, lưỡi đạm, ít rêu, mạch tế nhược.

Dùng bài Quy tỳ thang gia giảm: Đẳng sâm 12g, bạch truật 9g, hoàng kỳ 15g, đương quy 9g, phục thần 9g, viễn chí 4g, toan táo nhân 9g, mộc hương 4g, a giao (sao phồng) 15g, bạch thược 9g, chích cam thảo 6g, địa du (sao đen) 15g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thể tâm đởm khí hư: Do đột ngột bị kinh sợ như tiếng nổ to hoặc mắt nhìn thấy vật lạ khủng khiếp, gặp phải tai nạn nguy hiểm gần kề với cái chết; biểu hiện lâm sàng bệnh nhân ngủ dễ tỉnh, mơ thấy ác mộng, hồi hộp trống ngực khi gặp sự việc kinh sợ, lưỡi đạm, mạch huyền tế.

Dùng bài An thần định chí thang gia giảm: Phục linh, viễn chí, nhân sâm, dạ giao đằng, phù tiểu mạch, táo nhân sao đen (đều 12g); thạch xương bồ, long cốt, mẫu lệ (đều 6g); bá tử nhân 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Ngoài ra, để hiệu quả hơn, bác sĩ – giảng viên y học cổ truyền Lê Xuân Hùng cho biết, nên kết hợp vật lý liệu pháp (ngâm chân nước nóng, đắp thuốc…), xoa bóp bấm huyệt.

Điều trị viêm da cơ địa qua các phương thức Y học cổ truyền

Điều trị viêm da cơ địa qua các phương thức Y học cổ truyền

Viêm da cơ địa là một bệnh lý da liễu mãn tính, gây ngứa, khô và đỏ da, thường tái phát. Y học cổ truyền (YHCT) đang được nhiều người lựa chọn để điều trị, nhờ vào cách tiếp cận toàn diện và an toàn.
Trị ho có đờm bằng các liệu pháp Đông y

Trị ho có đờm bằng các liệu pháp Đông y

Thuốc Đông y từ lâu đã được nhiều người lựa chọn để điều trị các bệnh hô hấp như ho khan, ho có đờm, ho dai dẳng. Vậy, thuốc Đông y có thực sự hiệu quả với ho có đờm, và cần lưu ý gì khi dùng cho trẻ nhỏ?
Quy định về tiêu chuẩn của chức danh Cao đẳng Y sĩ đa khoa và Cao đẳng Y học cổ truyền?

Quy định về tiêu chuẩn của chức danh Cao đẳng Y sĩ đa khoa và Cao đẳng Y học cổ truyền?

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Y sĩ đa khoa. Trong đó, Bộ Y tế đề xuất trình độ đào tạo của chức danh y sĩ hạng IV là cao đẳng y sĩ, xếp lương viên chức A0.
Bong gân chân nên đắp lá thuốc Y học cổ truyền gì để nhanh hồi phục?

Bong gân chân nên đắp lá thuốc Y học cổ truyền gì để nhanh hồi phục?

Khi bị bong gân chân, nhiều người tìm đến các loại lá thuốc Y học cổ truyền để hỗ trợ giảm sưng, giảm đau và đẩy nhanh quá trình hồi phục. Vậy nên chọn loại lá nào để đắp cho hiệu quả và an toàn?
Đăng ký trực tuyến