Y học cổ truyền chỉ điểm những công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ quả Cam

Thứ năm, 31/10/2024 | 15:32
Theo dõi ULTV trên

Quả cam không chỉ là một loại trái cây phổ biến trong chế biến thực phẩm mà còn được biết đến với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe trong y học cổ truyền. Quả cam chứa nhiều vitamin C, chất chống oxy hóa và khoáng chất như kali và vitamin A, tất cả đều rất quan trọng cho sức khỏe.

Y học cổ truyền chỉ điểm những công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ quả Cam

Theo các đánh giá chuyên môn của chuyên gia dinh dưỡng, quả cam có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, có những bộ phận khi ăn ai cũng bỏ đi, nhưng chỉ cần được xử lý thích hợp thì có thể phòng ngừa được các bệnh về hệ tim mạch, ngoài ra còn có thể giúp tiêu đờm, giảm mỡ, trị táo bón.

Vitamin C trong quả cam giúp củng cố hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng và giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường. Chất chống oxy hóa giúp làm chậm quá trình lão hóa, bảo vệ tế bào khỏi tổn thương và giúp da luôn khỏe mạnh.

Ngoài ra, quả cam còn chứa các hợp chất có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cải thiện sức khỏe tim mạch và hệ tuần hoàn máu. Việc thường xuyên tiêu thụ quả cam có thể giúp giảm cân, cải thiện chức năng tiêu hóa và hỗ trợ quá trình tiêu hóa.

Theo y học cổ truyền, quả cam được coi là một loại thực phẩm và dược liệu có nhiều công dụng trong việc cải thiện sức khỏe. Dưới đây là một số công dụng từ các bộ phận của quả cam theo y học cổ truyền:

Hạt cam

Hạt cam luôn bị vứt đi nhưng trong thực tế, chúng có tác dụng giảm đau, cải thiện tình trạng ợ hơi, đau lưng và lưu thông khí huyết. Tuy nhiên để có thể tận dụng tối đa từ các bộ phận của cam, cần phải rửa sạch và phơi khô hạt, sau đó rang hạt cam trên bếp lửa nhỏ. Cuối cùng xay nhuyễn thành bột và cho vào hộp kín dùng dần như một món ăn bài thuốc tại nhà. Mỗi ngày, bạn có thể hoà 3 – 5 gr bột hạt cam cùng với nước lọc rồi uống sau mỗi bữa ăn.

Ngoài ra cũng có thể lấy 2 thìa hạt cam xay nhuyễn và hòa lẫn nước lọc sạch thành bột sền sệt để đắp mặt nạ dưỡng da hoặc trị mụn trứng cá. Mỗi tuần nên đắp 2 lần sẽ cho kết quả như ý.

Xơ của quả cam

Theo chia sẻ của TS Bùi Duy Hưng – giảng viên khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Lương Thế Vinh nói rằng xơ màu trắng bên ngoài múi cam được gọi là quất lạc có tác dụng làm giảm đờm và thúc đẩy tuần hoàn máu. Vị thuốc này có thể sử dụng làm thực phẩm trị liệu cho bệnh nhân mãn tính như viêm phế quản mãn tính hay bệnh tim mạch vành. Trường hợp bị đau ngực vì ho kéo dài, xơ cam cũng có thể sử dụng để điều trị.

Vỏ cam

Từ lâu trong y học cổ truyền, vỏ cam là vị thuốc tốt cho dạ dày, tiêu đờm, nôn mửa và giảm cảm giác tức ngực hiệu quả. Phổ biến nhất là sau khi ăn cam xong và lấy vỏ cam ngâm nước nóng hoặc nấu nước để uống. Tuy nhiên, trong Dược học cổ truyền khuyên không nên sử dụng vỏ cam tươi bởi chúng có nhiều tạp chất và khuyên nên sử dụng vỏ cam khô hoặc vỏ cam đã qua xử lý.

Vỏ cam khô chứa một chất có thể làm giãn nở các mạch vành giúp tránh tắc nghẽn lưu thông máu. Bạn chỉ cần pha một chút vỏ cam khô vào nước sôi để làm nước trà. Loại trà này có hương thơm, kích thích sự thèm ăn và tạo thêm năng lượng, nó cũng có tác dụng chữa táo bón. Ngâm 50 gram vỏ cam khô vào 500 gram rượu trắng trong 1 tuần, dùng 5 gram/ngày sẽ giúp trị tiêu chảy mãn tính.

Bạn có thể nghiền vỏ cam phơi khô thành bột. Thoa phần bột này lên mặt mỗi ngày, khi bột khô, nên rửa sạch mặt bằng nước ấm. Đây là liệu pháp tốt nhất để làn da trắng sáng thật đều và mịn. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng vỏ cam tươi để dưỡng da. Chỉ cần thái vỏ cam thành nhiều miếng nhỏ, ủ trong một tấm vải mỏng rồi lăn đều lên những vùng da sần sùi trên cơ thể như tay, chân, đầu gối… Khi đó, tinh dầu có trong vỏ cam sẽ thấm hút vào sâu bên trong, giúp da trở nên mềm mại, láng mịn và căng bóng hơn.

Điều trị viêm da cơ địa qua các phương thức Y học cổ truyền

Điều trị viêm da cơ địa qua các phương thức Y học cổ truyền

Viêm da cơ địa là một bệnh lý da liễu mãn tính, gây ngứa, khô và đỏ da, thường tái phát. Y học cổ truyền (YHCT) đang được nhiều người lựa chọn để điều trị, nhờ vào cách tiếp cận toàn diện và an toàn.
Trị ho có đờm bằng các liệu pháp Đông y

Trị ho có đờm bằng các liệu pháp Đông y

Thuốc Đông y từ lâu đã được nhiều người lựa chọn để điều trị các bệnh hô hấp như ho khan, ho có đờm, ho dai dẳng. Vậy, thuốc Đông y có thực sự hiệu quả với ho có đờm, và cần lưu ý gì khi dùng cho trẻ nhỏ?
Quy định về tiêu chuẩn của chức danh Cao đẳng Y sĩ đa khoa và Cao đẳng Y học cổ truyền?

Quy định về tiêu chuẩn của chức danh Cao đẳng Y sĩ đa khoa và Cao đẳng Y học cổ truyền?

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Y sĩ đa khoa. Trong đó, Bộ Y tế đề xuất trình độ đào tạo của chức danh y sĩ hạng IV là cao đẳng y sĩ, xếp lương viên chức A0.
Bong gân chân nên đắp lá thuốc Y học cổ truyền gì để nhanh hồi phục?

Bong gân chân nên đắp lá thuốc Y học cổ truyền gì để nhanh hồi phục?

Khi bị bong gân chân, nhiều người tìm đến các loại lá thuốc Y học cổ truyền để hỗ trợ giảm sưng, giảm đau và đẩy nhanh quá trình hồi phục. Vậy nên chọn loại lá nào để đắp cho hiệu quả và an toàn?
Đăng ký trực tuyến