Đinh lăng không chỉ được sử dụng làm rau sống hay một món ăn nào đó mà Đinh lăng còn được ví như một loại thuốc bổ với nhiều công dụng người dùng không ngờ tới.
Đinh lăng không chỉ được sử dụng làm rau sống hay một món ăn nào đó mà Đinh lăng còn được ví như một loại thuốc bổ với nhiều công dụng người dùng không ngờ tới.
Cây đinh lăng (tên khoa học là Polyscias fruticosa - (L.) Harms hay còn gọi là Ming Aralia), thuộc họ Nhân sâm (Araliaceae) và có nguồn gốc từ Ấn Độ. Đây là loài cây bụi hoặc cây bụi thấp nhiệt đới cao khoảng 5 mét và rộng 2-3 mét. Đinh lăng đặc trưng bởi những nhánh cây rộng với lá màu xanh bóng tập trung gần đầu ngọn cành.
Cây đinh lăng đã được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền như một phương thuốc bổ, giúp làm tăng sức đề kháng của cơ thể.
TS Bùi Duy Hưng – giảng viên khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Lương Thế Vinh cho biết, cây đinh lăng được mọi người dùng để ăn như rau làm gia vị và chữa nhức đầu. Nhiều nơi thường lấy lá đinh lăng để nấu canh với thịt, cá bồi bổ cho sản phụ, người già hoặc người ốm mới dậy.
Cây đinh lăng lá nhỏ được coi là "cây sâm của người nghèo" bởi tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của nó. Lá của cây đinh lăng thường được dùng dưới dạng thuốc sắc, rượu ngâm hoặc bột khô để chữa chứng ho, đau tức vú, tắc tia sữa, làm lợi sữa, chữa kiết lỵ và làm thuốc tăng lực, chữa chứng suy nhược cơ thể.
Rễ đinh lăng vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, tăng cường sinh lực, dẻo dai, tăng cường sức chịu đựng.
Trong y học cổ truyền Việt Nam, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác dùng rễ đinh lăng sao vàng, hạ thổ, sắc cho phụ nữ uống sau khi sinh đẻ để chống đau dạ con và làm tăng tiết sữa cho con bú.
Một số bài thuốc y học cổ truyền chữa bệnh từ cây Đinh lăng như sau:
Chữa bệnh co giật ở trẻ: Lấy lá non và lá già cây đinh lăng đem phơi khô và lót vào gối hoặc trải giường cho trẻ nằm hàng ngày.
Chữa mệt mỏi: chỉ cần lấy rễ đinh lăng đem sắc lên lấy nước uống hàng ngày cơ thể sẽ khỏe mạnh hơn, tăng cường sức đề kháng.
Bồi bổ cho sản phụ: sử dụng 200g đinh lăng nấu cùng với canh thịt có tác dụng đẩy các độc tố ra ngoài đồng thời giúp cơ thể sảng khoái (lưu ý nên ăn nóng).
Thông ti sữa, căng vú sữa: thực hiện rễ đinh lăng 40g, gừng tươi 3 lát, đổ 500ml nước sắc lên còn 250ml sử dụng 2 lần/ 1 ngày.
Chống dị ứng: lấy khoảng 150 đến 200g lá đinh lăng đun cùng với khoảng 200ml nước. Để khoảng vài phút thì đảo qua vài lần, tầm 7 đến 10 phút chắc nước ra uống (có thể sử dụng nước thứ 2).
Chữa ho lâu ngày: kết hợp rễ đinh lăng với nghệ vàng, rau tần, củ xương, gừng khô, rễ cây dâu, đậu săn sau đó sắc lên cùng với 600ml nước đun còn khoảng 250ml thì chắt lấy nước uống, chia làm 2 lần uống trong ngày và uống lúc thuốc còn nóng.
Chữa sưng đau cơ khớp, vết thương: lấy 40gr lá tươi giã nhuyễn, đắp vết thương hay chỗ sưng đau.
Chữa đau lưng: dùng thân cành đinh lăng 20 – 30gr, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày. Có thể phối hợp cả rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây.
Chữa bệnh thiếu máu: tiến hành chuẩn bị rễ đinh lăng, hà thủ ô, thục địa, hoàng tinh, mỗi vị 100g và tam thất 20g, tán bột, sắc uống hàng ngày.
Trên đây là tác dụng của cây đinh lăng với sức khoẻ. Tuy tốt cho sức khoẻ nhưng các chuyên gia khuyến cáo bạn không nên tự ý sử dụng cây đinh lăng để chữa bệnh khi chưa tham khảo ý kiến của thầy thuốc.