Bác sĩ Y học cổ truyền khám phá công dụng chữa bệnh của rau diếp cá

Thứ tư, 16/04/2025 | 10:20
Theo dõi ULTV trên

Rau diếp cá không chỉ là nguyên liệu cho những món ăn dân dã mà còn là vị thuốc có giá trị trong cả y học cổ truyền lẫn hiện đại. Ở Việt Nam, cây còn được gọi với nhiều tên khác như rau giấp, ngư tinh thảo hay lá giấp cá – tất cả đều gợi nhớ đến mùi tanh đặc trưng của loài cây này.

rau-diep-ca

Diếp cá là cây thân thảo sống lâu năm, cao trung bình từ 20 đến 40 cm. Thân cây có thể mọc bò sát mặt đất, phát triển thành từng khóm, từ đó mọc lên những chồi đứng màu tím đỏ hoặc xanh lục. Lá của diếp cá có hình tim, mặt trên xanh đậm, mặt dưới ánh tím, mọc so le trên thân. Hoa mọc thành cụm ở ngọn, nhỏ, màu vàng nhạt, bao quanh là 4 lá bắc trắng trông như cánh hoa.

Cây có thể ra hoa từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm và sinh trưởng tốt ở những nơi có khí hậu nhiệt đới ẩm, đất ẩm nhiều mùn. Ở Việt Nam, diếp cá mọc nhiều ở vùng trung du, miền núi cho đến đồng bằng, thậm chí ở độ cao 1500m như Sa Pa cũng có thể tìm thấy loại cây này. Cây được trồng làm rau ăn hoặc thu hái làm thuốc quanh năm, nhưng mùa hạ là thời điểm cho chất lượng tốt nhất.

Phần trên mặt đất của cây được sử dụng làm dược liệu. Người ta thường thu hái vào những ngày nắng khô, sau đó rửa sạch, loại bỏ đất cát, rễ già, rồi đem phơi hoặc sấy nhẹ cho khô. Dược liệu khô cần được bảo quản nơi khô mát để giữ nguyên dược tính.

Trong y học cổ truyền, diếp cá có vị chua, cay, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, giải độc, lợi tiểu và sát trùng. Cây thường được dùng trong điều trị các bệnh ngoài da, mụn nhọt, táo bón, kinh nguyệt không đều, nóng trong hoặc sốt.

Y học hiện đại cũng xác nhận diếp cá có khả năng chống vi khuẩn, virus, nấm gây bệnh. Các nghiên cứu cho thấy tinh dầu diếp cá có thể ức chế hoạt động của virus cúm, herpes, HIV, vi khuẩn tụ cầu vàng, liên cầu, phế cầu, thậm chí cả virus SARS. Ngoài ra, hoạt chất quercitrin trong cây còn có tác dụng lợi tiểu, giúp cơ thể đào thải độc tố qua đường nước tiểu.

Diếp cá còn có tác dụng an thần nhẹ, ức chế thần kinh trung ương, giảm co giật và hỗ trợ giấc ngủ. Đặc biệt, các nghiên cứu trên động vật cho thấy dịch chiết từ cây có thể kéo dài thời gian sống khi bị tiêm độc tố từ nọc rắn, chứng tỏ khả năng chống dị ứng và giải độc mạnh mẽ.

Theo TS Nguyễn Xuân Xã, giảng viên khoa Y học cổ truyền Trường Đại học Lương Thế Vinh cho biết, dân gian lưu truyền nhiều bài thuốc sử dụng diếp cá đơn lẻ hoặc kết hợp với các vị khác để điều trị các bệnh như trĩ, viêm tai giữa, viêm phổi, áp xe phổi, viêm ruột, tắc tia sữa, sài giật ở trẻ em, và cả các chứng viêm nhiễm đường tiêu hóa.

- Chữa trĩ: Nấu nước lá diếp cá để ngâm rửa vùng bị trĩ, hoặc giã nát lá tươi đắp trực tiếp lên chỗ đau.

- Chữa viêm phổi: Sắc các vị như diếp cá, cam thảo, hạnh nhân, hoàng cầm, thạch cao… để uống hàng ngày giúp giảm viêm, hạ sốt, tiêu đờm.

- Chữa tắc tia sữa: Dùng lá diếp cá và cải trời giã nát, vắt lấy nước uống, bã đem chưng giấm rồi đắp ngoài ngực.

- Chữa sài giật trẻ em: Lá diếp cá kết hợp củ sả, xuyên tiêu giã lấy nước uống, bã đắp lên thái dương.

Tuy có nhiều công dụng, nhưng diếp cá có tính mát, nếu dùng quá nhiều dễ gây lạnh bụng, tiêu chảy, nhất là với người có cơ địa hàn. Do đó, cần cân nhắc liều lượng phù hợp, đặc biệt khi dùng cho trẻ nhỏ hoặc người có bệnh lý nền.

Điều trị viêm da cơ địa qua các phương thức Y học cổ truyền

Điều trị viêm da cơ địa qua các phương thức Y học cổ truyền

Viêm da cơ địa là một bệnh lý da liễu mãn tính, gây ngứa, khô và đỏ da, thường tái phát. Y học cổ truyền (YHCT) đang được nhiều người lựa chọn để điều trị, nhờ vào cách tiếp cận toàn diện và an toàn.
Trị ho có đờm bằng các liệu pháp Đông y

Trị ho có đờm bằng các liệu pháp Đông y

Thuốc Đông y từ lâu đã được nhiều người lựa chọn để điều trị các bệnh hô hấp như ho khan, ho có đờm, ho dai dẳng. Vậy, thuốc Đông y có thực sự hiệu quả với ho có đờm, và cần lưu ý gì khi dùng cho trẻ nhỏ?
Quy định về tiêu chuẩn của chức danh Cao đẳng Y sĩ đa khoa và Cao đẳng Y học cổ truyền?

Quy định về tiêu chuẩn của chức danh Cao đẳng Y sĩ đa khoa và Cao đẳng Y học cổ truyền?

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Y sĩ đa khoa. Trong đó, Bộ Y tế đề xuất trình độ đào tạo của chức danh y sĩ hạng IV là cao đẳng y sĩ, xếp lương viên chức A0.
Bong gân chân nên đắp lá thuốc Y học cổ truyền gì để nhanh hồi phục?

Bong gân chân nên đắp lá thuốc Y học cổ truyền gì để nhanh hồi phục?

Khi bị bong gân chân, nhiều người tìm đến các loại lá thuốc Y học cổ truyền để hỗ trợ giảm sưng, giảm đau và đẩy nhanh quá trình hồi phục. Vậy nên chọn loại lá nào để đắp cho hiệu quả và an toàn?
Đăng ký trực tuyến