Thứ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo PGS.TS Hoàng Minh Sơn yêu cầu các CSGD ĐH không gây sốc cho thí sinh bằng việc bỏ hoặc giảm mạnh chỉ tiêu ở một phương thức tuyển sinh, sự thay đổi phương thức tuyển sinh và thay đổi chỉ tiêu giữa các phương thức cần có lộ trình để thí sinh thích ứng.
Theo thông tin cập nhật từ Ban truyền thông Trường Đại học Lương Thế Vinh: Công tác tuyển sinh năm 2022 giữ ổn định như năm 2021, chỉ điều chỉnh những nội dung mang tính kỹ thuật để tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho thí sinh, cho các cơ sở đào tạo, nhằm đảm bảo bảo đảm khách quan, công bằng giữa các thí sinh, công bằng giữa các cơ sở đào tạo và tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Nhiều trường phân bổ chỉ tiêu không hợp lý hoặc tuyển sinh không đúng với chỉ tiêu đã công bố.
Năm 2022, nhiều Trường ĐH đã công bố phương thức tuyển sinh dự kiến, trong đó không ít trường giảm chỉ tiêu xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT và bổ sung nhiều phương thức khác. Thay đổi này khiến nhiều học sinh cảm thấy bị bất lợi vì đã dành phần lớn thời gian bậc THPT để ôn theo phương thức xét điểm thi TN.
Việc đa dạng phương thức tuyển sinh, giảm chỉ tiêu ở một số phương thức truyền thống đã gây ra nhiều tranh cãi. Tại hội nghị tuyển sinh năm 2022 do Bộ GD&ĐT tổ chức chiều 16/3/2022, PGS.TS Nguyễn Thu Thuỷ, Vụ trưởng GDĐH, cho biết hiện tồn tại 20 phương thức tuyển sinh, nhiều trường sử dụng đồng thời nhiều phương thức, tổ hợp.
Cách làm này không sai, tuy nhiên nhiều trường phân bổ chỉ tiêu không hợp lý hoặc tuyển sinh không đúng với chỉ tiêu đã công bố cho từng phương thức, dẫn đến thiếu công bằng, gây ra các hệ lụy. Nổi bật là tình trạng thí sinh đạt 30 điểm theo kết quả thi TN THPT nhưng vẫn trượt đại học.
"Nhiều trường áp dụng nhiều phương thức xét tuyển nhưng lại không có biện pháp đảm bảo công bằng giữa các thí sinh, gọi các em nhập học sớm mà không cập nhật dữ liệu lên hệ thống chung, dẫn đến thí sinh ảo lớn; chưa tạo điều kiện cho thí sinh lựa chọn được ngành học theo đúng nguyện vọng ưu tiên nhất", PGS.TS Nguyễn Thu Thuỷ cho biết.
Các trường đại học cần đảm bảo nguyên tắc ổn định, thay đổi có lộ trình
Để tránh tình trạng này, PGS.TS Nguyễn Thu Thuỷ đề nghị năm 2022, các trường cần đảm bảo nguyên tắc ổn định. Đối với các phương thức tuyển sinh đang được sử dụng, nếu muốn giảm chỉ tiêu hoặc bỏ thì cần có lộ trình giảm (chẳng hạn không quá 30% tổng chỉ tiêu mỗi năm) để không gây xáo trộn cho việc học tập, ôn luyện của học sinh.
PGS.TS Hoàng Minh Sơn - Thứ trưởng GD&ĐT nhấn mạnh đưa phương thức mới vào tuyển sinh là quyền tự chủ của các trường. Tuy nhiên, việc bỏ hay giảm mạnh chỉ tiêu theo phương thức cũ sẽ gây sốc cho thí sinh vì các em đã ôn tập theo phương thức đó trong thời gian dài.
Cũng theo Bộ GD&ĐT, thực tế có những ngành cần nhiều phương thức xét tuyển để chọn được thí sinh tốt nhất và phù hợp nhất. Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT dự kiến yêu cầu các trường/ngành phải giải trình được sự phù hợp khi sử dụng đồng thời nhiều phương thức, tổ hợp xét tuyển.
Ngoài dự kiến trên, công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng sư phạm mầm non năm 2022 cơ bản giữ ổn định, chỉ điều chỉnh một số nội dung mang tính kỹ thuật như việc đăng ký dự thi TN THPT và xét tuyển ĐH sẽ được thực hiện trực tuyến trên Cổng thông tin của Bộ hoặc Cổng DVCQG; thời gian đăng ký thi đại học sẽ diễn ra sau khi kỳ thi TN THPT kết thúc.
Các trường đại học đều đánh giá cao và đồng tình với những điểm mới trong quy định của Bộ GĐ &ĐT áp dụng cho mua tuyển sinh năm 2022. PGS.TS Mai Quốc Chánh – Hiệu trưởng Trường ĐH Lương Thế Vinh cho biết: Những thay đổi trong quy chế tuyển sinh năm nay tạo điều kiện tối đa cho các thí sinh các em được đăng ký xét tuyển trực tuyến tất cả các nguyện vọng, kết quả học tập bậc THPT của thí sinh cũng được số hóa và đồng bộ hóa lên CSDL ngành điều này giúp các em không phải mất thời gian công chứng học bạ gửi về các trường như những năm trước, Thầy cũng cho biết mùa tuyển sinh năm nay nhà trường vẫn giữ phương thức xét tuyển ổn định như năm trước dự kiến điểm chuẩn các ngành thế mạnh của nhà trường như: Công nghệ thông tin, Kỹ thuật xây dựng, Quản trị kinh doanh, Ngôn ngữ Anh … sẽ không thay đổi nhiều so với năm trước.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 với cấu trúc 4 môn thi đang đặt ra nhiều thách thức và cơ hội cho học sinh. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ các đơn vị giáo dục, cùng định hướng tuyển sinh rõ ràng sẽ giúp học sinh tự tin hơn trong lựa chọn và đạt được kết quả như mong đợi.
Trong dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) dự kiến yêu cầu các trường tổ chức kỳ thi riêng như đánh giá năng lực, tư duy phải nộp dữ liệu điểm để phục vụ việc xét tuyển chung.
Năm 2025, thế hệ thí sinh đầu tiên học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ dự thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học theo những quy định mới. Sự thay đổi trong các tổ hợp môn xét tuyển đã gây không ít bối rối và áp lực cho thí sinh.
Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh, điều chỉnh việc xét tuyển sớm là một bước cần thiết nhằm đảm bảo công bằng và chất lượng trong tuyển sinh, đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của xã hội và yêu cầu từ các trường đại học. Trong đó, việc quy về một thang điểm chung đang được xem là giải pháp quan trọng.