Kỹ thuật xây dựng là ngành học tiềm năng trong tương lại với dự báo nhu cầu nhân lực tăng mạnh trong thời kỳ 4.0 và được nhiều thí sinh đăng ký theo học. Năm 2024, có nhiều trường Đại học tuyển sinh nhưng nên chọn trường nào có mức học phí thấp phù hợp.
Kỹ thuật xây dựng ngành học tiềm năng trong tương lai
Nhu cầu nhân lực của ngành kỹ thuật xây dựng dự báo sẽ tăng thêm khoảng 400.000 – 500.000 lao động mỗi năm. Số lượng lao động làm việc trong ngành Xây dựng trong nước và xuất khẩu lao động dự tính vào năm 2030 có thể đạt tới con số khoảng 12-13 triệu người.
Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 – lĩnh vực Xây dựng – Giao thông cần đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ kỹ sư giỏi có trình độ được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng, phẩm chất để có thể ứng dụng linh hoạt, hiệu quả công nghệ và kỹ thuật tiên tiến vào quá trình vận hành, xây dựng, giao thông, hướng tới đô thị thông minh, hệ thống thông minh, phát triển bền vững.
Đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ mở ra nhiều cơ hội cho lao động Việt Nam với dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ việc làm trong các lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải, dệt may, chế biến thực phẩm,... Do đó, cơ hội việc làm với ngành kỹ thuật xây dựng rất rộng mở.
Theo Báo cáo đánh giá về thực trạng chất lượng nhân lực ngành Xây dựng của Tổng hội Xây dựng Việt Nam, thời gian tới, do nhu cầu xây dựng của Việt Nam ngày càng tăng cao, dẫn đến số lượng lao động của ngành Xây dựng sẽ còn tăng trưởng hơn nữa. Do đó việc theo đuổi ngành Kỹ thuật Xây dựng để phát triển tương lai là một lựa chọn hấp dẫn và tiềm năng cho các bạn trẻ.
Học ngành kỹ thuật xây dựng ra trường làm gì?
Sinh viên tốt nghiệp Đại học Kỹ thuật Xây dựng có thể công tác tại các vị trí như: ngoài công trường, trong công xưởng và trong văn phòng.
- Vị trí công việc ngoài công trường, người lao động sẽ phải thực hiện những công việc liên quan đến triển khai, thi công sản phẩm xây dựng, bao gồm: kỹ sư phụ trách thiết kế, thi công, giám sát, thẩm định, nghiệm thu công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.
- Vị trí công việc trong công xưởng, bao gồm những vị trí việc làm sau: kỹ sư giám sát nội bộ, kỹ sư quản lý chất lượng.
- Vị trí công việc trong văn phòng, sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành kỹ thuật xây dựng có thể làm chuyên viên tư vấn, lập dự toán, thiết kế kỹ thuật, thẩm tra thiết kế tại các công ty, tập đoàn xây dựng hoặc giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ quan nghiên cứu, đào tạo chuyên ngành xây dựng.
Ngành Kỹ thuật xây dựng tại Trường Đại học Lương Thế Vinh
Trường Đại học Lương Thế Vinh thông báo miễn 100% học phí năm 2024 và xét tuyển Đại học Ngành Kỹ thuật xây dựng hệ chính quy năm 2024 bằng 2 phương thức: Xét học bạ THPT năm lớp 12 hoặc xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT cụ thể như sau:
a) Nhà trường miễn 100% học phí học kỳ I năm thứ nhất cho những tân sinh viên đạt mức điểm trúng tuyển 3 môn theo tổ hợp xét tuyển từ 16 điểm trở lên.
b) Từ học kỳ II năm thứ nhất trở đi, Nhà trường xét, cấp học bổng khuyến khích học tập cho những sinh viên có học lực từ khá trở lên và thực hiện chế độ miễn, giảm học phí theo qui định của Nhà nước và của Nhà trường.
c) Nhà trường miễn 100% phí tiền ở ký túc xá trong suốt khoá học.
d) Thí sinh được cộng điểm ưu tiên đối tượng và điểm ưu tiên khu vực theo Quy chế tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thí sinh có nhu cầu tư vấn thêm về Ngành kỹ thuật xây dựng vui lòng liên hệ: Trường Đại học Lương Thế Vinh
Kỹ thuật xây dựng là ngành học tiềm năng trong tương lại với dự báo nhu cầu nhân lực tăng mạnh trong thời kỳ 4.0 và được nhiều thí sinh đăng ký theo học. Năm 2024, có nhiều trường Đại học tuyển sinh nhưng nên chọn trường nào có mức học phí thấp phù hợp.
Kỹ thuật xây dựng là một nghề có nhu cầu tuyển dụng cao và ổn định về lao động. Đời sống kinh tế phát triển thì nhu cầu về xây dựng là rất lớn. Với tốc độ đô thị hóa hiện nay, nhu cầu nguồn nhân lực của ngành này sẽ luôn tỷ lệ thuận với sự phát triển của xã hội.
Ngành nghề xây dựng thu hút nhiều bạn trẻ đăng ký học trong những năm gần đây với mong muốn trở thành những kĩ sư xây dựng. Vậy học ngành Kỹ thuật xây dựng có dễ xin việc hay không? Cơ hội nghề nghiệp như nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.