Tăng vọt đăng ký thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM

Thứ ba, 01/03/2022 | 10:18
Theo dõi ULTV trên

Kỳ thi đánh giá năng lực của đại học Quốc gia TP. HCM đợt 1 năm nay thu hút một số lượng thí sinh đông đảo đăng ký dự thi.

Tăng vọt đăng ký thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM (ảnh minh họa)
Tăng vọt đăng ký thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM (ảnh minh họa)

Thí sinh đăng ký thi đánh giá năng lực nhiều nhất trong các năm qua

Theo cập nhật của phòng tuyển sinh trường Đại học Lương Thế Vinh Có đến gần 80.000 thí sinh đăng ký dự thi đánh giá năng lực đợt 1 năm 2022 do đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức.

Tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc TT Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo của đại học Quốc gia TP.HCM, cho biết đây là học sinh lớp 12 và những thí sinh tự do đã tốt nghiệp trung học phổ thông muốn dự thi để xét tuyển vào các trường Đại học – Cao đẳng. Và đây cũng là số TS đăng ký nhiều nhất trong những năm qua.

Trong đó, theo Tiến sĩ Chính, nhiều nhất vẫn là thí sinh ở TP.HCM với gần 40.000 thí sinh, kế đến là các địa phương như Khánh Hòa với 4.500 thí sinh, Đà Nẵng 3.500 thí sinh, Bình Định hơn 4.000 thí sinh…Tiến sĩ Chính cũng cho biết đến nay đã có khoảng 300.000 nguyện vọng xét tuyển. Trung bình mỗi em đăng ký 3-4 nguyện vọng.

Kỳ thi đợt 1 được tổ chức vào ngày 27 tháng 3 tại 17 tỉnh/thành phố gồm: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận, Khánh Hòa, Đắk Lắk, TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bến Tre, Bạc Liêu, An Giang, Kiên Giang và Cần Thơ. Kết quả kỳ thi đợt 1 sẽ được công bố vào ngày 5 tháng 4.

Về bài thi, Tiến sĩ Chính cho biết năm nay, đại học Quốc gia TP.HCM tiếp tục cập nhật nội dung, ngân hàng câu hỏi để phục vụ cho kỳ thi. Tuy nhiên, đại học Quốc gia TP.HCM vẫn giữ nguyên cấu trúc đề thi như mọi năm để không gây xáo trộn cho thí sinh.

Điểm mới đáng chú ý năm nay là thí sinh được đăng ký không giới hạn số lượng nguyện vọng, theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp. Đồng thời, thí sinh có thể đăng ký bổ sung nguyện vọng xét tuyển và sắp xếp lại thứ tự nguyện vọng xét tuyển sau khi kết quả thi đợt 1 được công bố.

Thi đợt 1 ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM được tổ chức vào 27/3 tới (ảnh minh họa)
Thi đợt 1 ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM được tổ chức vào 27/3 tới (ảnh minh họa)

Các trường ĐH-CĐ xét tuyển ra sao?

Được tổ chức bắt đầu từ năm 2018, kỳ thi đánh giá năng lực của đại học Quốc gia TP.HCM là kỳ thi riêng thu hút nhiều thí sinh dự thi nhất để dùng kết quả xét tuyển vào các đơn vị thành viên của trường này. Tuy nhiên, từ hiệu quả trong công tác tổ chức lẫn đánh giá được năng lực thí sinh, dần đã có nhiều trường đại học, cao đẳng ngoài hệ thống đăng ký sử dụng kết quả này để xét tuyển đầu vào.

TS Nguyễn Quốc Chính cho biết đến thời điểm này, đã có 82 đơn vị giáo dục trong cả nước đăng ký sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển, bao gồm 10 đơn vị thành viên của đại học Quốc gia TP.HCM và 67 trường đại học, cao đẳng ngoài hệ thống.

Đặc biệt, tính đến thời điểm này đã có đến 1.266 ngành của 49 trường đại học, cao đẳng đăng ký sử dụng hệ thống xét tuyển chung của đại học Quốc gia TP.HCM. Trong đó, có 254 ngành của đại học Quốc gia TP.HCM, 1.012 ngành của các trường khác.

Riêng tại đại học Quốc gia TP.HCM, năm 2022, đại học này dự kiến dành tối thiểu 40% tổng chỉ tiêu xét tuyển bằng hình thức thi đánh giá năng lực. Tuy nhiên, nhiều trường thành viên dành chỉ tiêu xét tuyển lớn.

Như Trường đại học Bách khoa xét tuyển tối đa đến 70% chỉ tiêu trong tổng số hơn 5.000 TS, theo ngành/nhóm ngành. Trường đại học Khoa học tự nhiên cũng xét tuyển 40%-70% trong tổng chỉ tiêu hơn 3.600, Trường đại học KHXH&NV xét tuyển 35%-50% trong gần 4.600 chỉ tiêu với 43 mã ngành.

Trường đại học Công nghệ thông tin năm nay chỉ tuyển 60% chỉ tiêu cho cả xét điểm thi tốt nghiệp THPT và đánh giá năng lực. Tuy nhiên, trường chỉ nhận hồ sơ cho những TS đạt mức điểm từ 600, theo thang điểm 1.200 của bài đánh giá năng lực.

Đối với các trường ngoài hệ thống ĐH Quốc gia TP.HCM, đa số các trường xét tuyển 5%-15% chỉ tiêu theo kết quả đánh giá năng lực. Trường ĐH Lương Thế Vinh năm nay cũng sẽ sử dụng kết quả kỳ thi này làm căn cứ xét trúng tuyển vào 7 ngành đại học chính quy bao gồm: CNTT, kỹ thuật xây dựng, Thú y, Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử, QTKD, Ngôn ngữ Anh, Kế toán. Thí sinh muốn tìm hiểu thêm về thông tin tuyển sinh của trường ĐH Lương Thế Vinh có thể tra cứu website: https://ultv.edu.vn/

Kỹ thuật châm cứu có công dụng như nào trong y học cổ truyền?

Kỹ thuật châm cứu có công dụng như nào trong y học cổ truyền?

Châm cứu – nghệ thuật chữa bệnh từ huyệt đạo và dòng khí huyết lưu thông trong cơ thể. Không chỉ là một phần trong kho tàng y học cổ truyền, châm cứu ngày nay còn được y học hiện đại công nhận là phương pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả và an toàn.
Thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ thay đổi như nào khi áp dụng chương trình mới?

Thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ thay đổi như nào khi áp dụng chương trình mới?

Năm 2025, kỳ thi tốt nghiệp THPT có nhiều điều chỉnh để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới. Phương án thi, cách xét tốt nghiệp và tuyển sinh đại học được điều chỉnh nhằm giảm áp lực cho học sinh và đảm bảo đánh giá đúng năng lực người học.
Đào tạo ngành sức khoẻ phải chú trọng đến thực học – thực hành – thực nghiệp

Đào tạo ngành sức khoẻ phải chú trọng đến thực học – thực hành – thực nghiệp

Bộ Y tế đã tổ chức hội thảo đánh giá kết quả triển khai thực hiện Nghị định 111/2017 của Chính phủ quy định về tổ chức đào tạo thực hành khối ngành sức khỏe và góp ý sửa đổi để tháo gỡ khó khăn cho Trường ngoài công lập đào tạo thực hành bệnh viện.
Bác sĩ Y học cổ truyền khám phá công dụng chữa bệnh của rau diếp cá

Bác sĩ Y học cổ truyền khám phá công dụng chữa bệnh của rau diếp cá

Rau diếp cá không chỉ là nguyên liệu cho những món ăn dân dã mà còn là vị thuốc có giá trị trong cả y học cổ truyền lẫn hiện đại. Ở Việt Nam, cây còn được gọi với nhiều tên khác như rau giấp, ngư tinh thảo hay lá giấp cá – tất cả đều gợi nhớ đến mùi tanh đặc trưng của loài cây này.
Đăng ký trực tuyến