Lịch sử có nên là môn học bắt buộc ở bậc THPT?

Thứ sáu, 13/05/2022 | 10:55
Theo dõi ULTV trên

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, Bộ GD&ĐT sẽ cân nhắc phương án dạy môn tự chọn Lịch sử ở bậc THPT trong thời gian sắp tới và xin ý kiến các cấp có thẩm quyền.

Mon-Lich-Su
Môn Lịch sử có nên là môn học bắt buộc ở bậc THPT?

Lịch sử là một trong những môn học tự chọn theo Chương trình đào tạo GDPT mới tại THPT:

Thay vì học sinh phải học tất cả các môn học bắt buộc như hiện nay, chương trình đổi mới của bộ GD&ĐT, cụ thể là chương chình lớp 10 mới sẽ được bắt đầu áp dụng từ năm học 2022 – 2023, theo đó Lịch sử là một trong 5 môn tự chọn thuộc 3 nhóm môn: Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật); nhóm môn Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học); nhóm môn Công nghệ và nghệ thuật (Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật)).

Trước những thay đổi đó, có nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề môn Lịch Sử là môn học tự chọn (tức là không bắt buộc học sịnh phải học môn này). Nhiều người cho rằng sự thay đổi này là không thỏa đáng với vị trí đặc biệt quan trọng của môn Sử; nhiều người lo ngại Lịch sử - nếu không được giảng dạy đầy đủ trong nhà trường - sẽ khiến các thế hệ sau lãng quên quá khứ, ảnh hưởng đến tình yêu đất nước. Thậm chí nhiều cử tri còn nhận định việc xem nhẹ môn lịch sử sẽ đem lại những hậu quả khó lường về sau.

Bộ GD&ĐT sẽ cân nhắc phương án dạy môn Sử:

Đại diện Bộ GD&ĐT, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng khẳng định trước nay Bộ vẫn luôn nhận thức được tầm quan trọng của môn Lịch sử trong giáo dục và khơi gợi tình yêu đất nước đối với các thế hệ học sinh. Việc bố trí môn Lịch sử trong chương trình mới vẫn đáp ứng được yêu cầu giáo dục môn học này cho học sinh phổ thông. Theo Bộ, chương trình GDPT mới được chia thành 2 giai đoạn:

Giai đoạn giáo dục cơ bản - 5 năm tiểu học và 4 năm THCS nhằm đảm bảo trang bị cho học sinh tri thức phổ thông nền tảng. Ở giai đoạn cơ bản, tất cả học sinh đều được học lịch sử dân tộc Việt Nam đầy đủ, toàn diện. Trong toàn cấp THCS,  Lịch sử được dạy từ lớp 6 đến 9, trang bị cho học sinh kiến thức cốt lõi của toàn bộ lịch sử thế giới, lịch sử Việt Nam từ nguyên thủy đến cổ đại, trung đại, cận đại và hiện đại.

Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp - 3 năm ở bậc THPT bảo đảm học sinh tiếp cận nghề nghiệp, chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông (tuyển sinh đại học, hoặc học nghề). Ở cấp THPT - giai đoạn định hướng nghề nghiệp, Lịch sử được bố trí là một môn trong tổ hợp xã hội. Các chuyên đề, chủ đề của môn Lịch sử là những nội dung chuyên sâu. Học sinh không học thiên về khoa học xã hội vẫn có thể lựa chọn Lịch sử nếu thấy môn này cần thiết cho bản thân hoặc cần thiết để phục vụ nghề nghiệp mà các em lựa chọn.

back-sc
Môn Lịch sử có nên là môn học bắt buộc ở bậc THPT?

Theo kế hoạch Giáo dục phổ thông mới, chương trình lớp 10 từ năm học 2022-2023 chỉ yêu cầu học sinh học bảy môn và hoạt động giáo dục bắt buộc gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng an ninh, Hoạt động trải nghiệm - hướng nghiệp, Nội dung giáo dục của địa phương.

Chương trình mới cũng dành 20% thời lượng cho lịch sử địa phương, do các địa phương tự biên soạn đưa vào giảng dạy.

Ghi nhận của ban tuyển sinh, trường ĐH Lương Thế Vinh, tại buổi tham vấn ý kiến chuyên gia về triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới và môn Lịch sử bậc THPT ngày 12/5, Bộ GD&ĐT đã lắng nghe ý kiến trao đổi về quá trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, trong đó đặc biệt trao đổi và lắng nghe những ý kiến phân tích sâu về cách bố trí và tổ chức dạy học môn Lịch sử.

Các chuyên gia đều khẳng định Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng công phu, khoa học, phù hợp với đường lối của Đảng và thông lệ quốc tế. Riêng với việc dạy học môn Lịch sử cấp THPT, trên cơ sở ý kiến của các chuyên gia, Bộ GD&ĐT sẽ cân nhắc các phương án trong thời gian sắp tới và xin ý kiến các cấp có thẩm quyền.

Từ khóa: ở bậc THPT
Lợi bất cập hại khi cho học sinh THPT dùng điện thoại

Lợi bất cập hại khi cho học sinh THPT dùng điện thoại

Tuy đã có những quy định cụ thể của ngành giáo dục song hiện nay, việc nên hay không nên cho học sinh THPT sử dụng điện thoại di động khi đến trường vẫn còn gây nhiều tranh cãi với các luồng ý kiến trái chiều.
Những điểm mới trong kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Những điểm mới trong kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Phương án tuyển sinh đại học từ năm 2025 đang là vấn đề được các nhà trường, giáo viên và học sinh quan tâm khi đây là lứa thí sinh đầu tiên tốt nghiệp THPT Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Thêm trường đại học công bố tổ chức kỳ thi riêng năm 2025, thêm cơ hội cho thí sinh

Thêm trường đại học công bố tổ chức kỳ thi riêng năm 2025, thêm cơ hội cho thí sinh

Từ năm 2025, các kỳ thi riêng tiếp tục được các trường đại học duy trì phục vụ tuyển sinh nhưng có nhiều thay đổi phù hợp với Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Tuyển sinh đại học 2025: Giảm chỉ tiêu tuyển sinh bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT

Tuyển sinh đại học 2025: Giảm chỉ tiêu tuyển sinh bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT

Năm 2025, nhiều trường đại học tiếp tục tổ chức kỳ thi riêng phục vụ tuyển sinh. Bên cạnh đó, nhiều trường đại học giảm chỉ tiêu tuyển sinh bằng điểm thi tốt nghiệp THPT.
Đăng ký trực tuyến