Giải pháp trước tình trạng thiếu giáo viên dạy chương trình mới

Thứ ba, 03/05/2022 | 09:05
Theo dõi ULTV trên

Thiếu giáo viên Âm nhạc, Mỹ thuật là một trong những khó khăn của các địa phương khi triển khai Chương trình mới lớp 10 từ năm học 2022 – 2023.

thieu_giao_vien
Giải pháp trước tình trạng thiếu giáo viên dạy chương trình mới

Giải pháp trước mắt

Thiếu giáo viên là thực trạng của hầu hết các trường THPT trên địa bàn cả nước. Năm học 2022 - 2023 tất cả trường THPT đều chưa có giáo viên để dạy Âm nhạc, Mỹ thuật nên gặp khó khăn trong việc tổ chức dạy các môn học này. Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Tiền Giang - Ông Nguyễn Phương Toàn cho biết, giáo viên Âm nhạc, Mỹ thuật ở các trường tiểu học, THCS trên địa bàn cũng đang thiếu và hầu hết chỉ có trình độ cao đẳng sư phạm nên không thể liên kết giảng dạy tại các trường THPT.

Để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, Sở GD&ĐT Phú Thọ đề nghị UBND tỉnh xem xét tuyển dụng đội ngũ giáo viên dạy Âm nhạc, Mỹ thuật ở THPT. Cùng với đó, xem xét giáo viên Âm nhạc, Mỹ thuật dôi dư ở tiểu học, THCS trên địa bàn có đủ điều kiện, có nhu cầu dạy học ở THPT, cho phép chuyển lên dạy ở cấp học này …

Sở GD&ĐT Sơn La đã chủ động xây dựng kế hoạch bố trí, điều động giáo viên bảo đảm cân đối, hợp lý giữa các trường; chỉ đạo trường THPT chủ động hợp đồng với một số giáo viên Âm nhạc, Mỹ thuật đang dạy THCS trên địa bàn, nếu đủ điều kiện. Đồng thời tham mưu cho UBND tỉnh tiếp tục giao bổ sung chỉ tiêu biên chế, đầu tư cơ sở vật chất thiết bị dạy học để từng bước nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao và đa dạng của học sinh.

Liên kết trường - trường: giải pháp dài hạn

Trong khi Bộ GD&ĐT cùng nhiều trường sư phạm tăng cường đào tạo giáo viên Chương trình mới, tổ chức nhiều chương trình bồi dưỡng cho giáo viên thì nhiều giải pháp mang tính dài hạn khác cũng được đưa ra.

IMG_3970
Giải pháp trước tình trạng thiếu giáo viên dạy chương trình mới

Ghi nhận của ban tuyển sinh đại học, trường đại học Lương Thế Vinh, hiện nay, có khoảng 2.800 trường THPT trên cả nước, nhưng không nhất thiết phải bảo đảm ít nhất mỗi trường THPT có 1 giáo viên Âm nhạc, 1 giáo viên Mỹ thuật. Vì trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, môn Âm nhạc và môn Mỹ thuật là các môn học tự chọn, học sinh có thể chọn hoặc không; do đó, tùy theo điều kiện của từng trường, tùy vào số lượng học sinh đăng ký tự chọn có thể tổ chức dạy trực tiếp tại trường hoặc liên kết thành nhóm trường để tổ chức dạy học các môn tự chọn này. Như vậy, có thể vận dụng 1 giáo viên Âm nhạc/Mỹ thuật dạy cho một số trường THPT bảo đảm thuận lợi, phù hợp, chất lượng, hiệu quả. Đây cũng là nội dung bàn luận, giải pháp được Bộ GD&ĐT đề ra trong một hội nghị về nâng cao chất lượng giáo dục nghệ thuật trong trường học tổ chức tại Trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương cách đây 3 năm.

Theo TS Lương Thị Tâm Uyên – chuyên gia, cố vấn giáo dục cho trường THPT Sài Gòn, nội dung dạy học nghệ thuật ở THPT theo định hướng giúp học sinh tiếp cận các lĩnh vực nghề nghiệp liên quan đến năng khiếu và sở trường của học sinh, do đó, để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên Nghệ thuật, các trường có thể mời nghệ nhân, nghệ sĩ, chuyên gia về lĩnh vực này đến dạy một số chuyên đề. Bên cạnh đó, địa phương cũng cần có cơ chế để các trường sư phạm đào tạo giáo viên Âm nhạc/Mỹ thuật hoặc trường văn hóa nghệ thuật của địa phương liên kết với các trường THPT trên địa bàn để đưa giảng viên sư phạm Âm nhạc/Mỹ thuật đến dạy tại trường THPT.

Như vậy, cả hai bên cùng đạt hiệu quả. Trường THPT có giáo viên dạy tốt chuyên nghiệp mà không cần bổ sung biên chế. Trường sư phạm giải quyết được bài toán thừa giáo viên, thiếu giờ dạy; đồng thời, cũng là cơ hội để định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT có năng khiếu nghệ thuật, tạo nguồn đào tạo có chất lượng cho trường nghệ thuật sau khi học sinh tốt nghiệp THPT.

Với trường sư phạm đào tạo giáo viên Âm nhạc/Mỹ thuật trình độ đại học, cần được tạo điều kiện để mở các khóa học bồi dưỡng bổ sung kiến thức dạy học ở THPT (bằng các mô-đun, tín chỉ) cho nghệ nhân, nghệ sĩ, giảng viên Âm nhạc, Mỹ thuật của các trường văn hóa nghệ thuật, sinh viên nghệ thuật đã tốt nghiệp ra trường chưa có việc làm để giúp cho họ có kiến thức sư phạm, phương pháp và cách tiếp cận mới để có thể tham gia dạy học tốt ở bậc THPT.

Từ khóa: Chương trình mới
Kỳ thi đánh giá năng lực năm 2025: Điều chỉnh để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới

Kỳ thi đánh giá năng lực năm 2025: Điều chỉnh để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới

Năm 2025, kỳ thi đánh giá năng lực của các trường đại học sẽ có nhiều điều chỉnh từ cấu trúc đề thi đến dạng thức câu hỏi, nhằm phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018, tạo cơ hội tiếp cận đồng đều và đánh giá toàn diện hơn năng lực học sinh.
Nên chọn học Cao đẳng Y sĩ Y học cổ truyền hay Cao đẳng Y sĩ đa khoa?

Nên chọn học Cao đẳng Y sĩ Y học cổ truyền hay Cao đẳng Y sĩ đa khoa?

Hiện nay nhiều bạn băn khoăn không biết nên chọn học ngành Y học cổ truyền hay Y sĩ đa khoa trình độ Cao đẳng để sau khi tốt nghiệp ra trường có cơ hội việc làm thu nhập tốt hơn và có khả năng học liên thông trình độ Đại học ngành Bác sĩ dễ hơn?
Giảm chỉ tiêu xét tuyển sớm: Thí sinh có mất cơ hội vào đại học?

Giảm chỉ tiêu xét tuyển sớm: Thí sinh có mất cơ hội vào đại học?

Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến giảm chỉ tiêu xét tuyển sớm xuống không quá 20%, nhằm đảm bảo công bằng trong tuyển sinh. Quy định này đang gây tranh cãi, khi phụ huynh và thí sinh lo ngại giảm cơ hội trúng tuyển, trong khi các trường đại học cũng đối mặt với những thách thức mới.
Nhiều thay đổi quan trọng trong tuyển sinh đại học năm 2025

Nhiều thay đổi quan trọng trong tuyển sinh đại học năm 2025

Năm 2025, lứa học sinh đầu tiên tốt nghiệp theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ đối mặt với những thay đổi lớn trong tuyển sinh đại học. Thí sinh cần nắm vững các điểm mới để tránh những sai sót không đáng có.
Đăng ký trực tuyến