Trong năm 2025, nhiều trường đại học tại Việt Nam tiếp tục áp dụng phương thức xét tuyển bằng điểm SAT – bài thi chuẩn hóa phổ biến của Mỹ. Với mức điểm từ 1.200 trở lên, thí sinh có thể tự tin nộp hồ sơ vào phần lớn các trường đại học thuộc nhóm top đầu trong cả nước, mở ra nhiều cơ hội lựa chọn ngành học chất lượng cao.
SAT (Scholastic Aptitude Test hoặc Scholastic Assessment Test) là bài kiểm tra chuẩn hóa đánh giá năng lực, được áp dụng rộng rãi trong hệ thống giáo dục Mỹ và được nhiều trường đại học uy tín trên thế giới công nhận.
Bài thi gồm ba phần chính: Toán, Ngôn ngữ và Đọc hiểu, với tổng điểm tối đa là 1600. Theo thống kê, chỉ khoảng 1% thí sinh trên toàn cầu đạt được điểm số tuyệt đối này.
Ban Truyền thông Trường Đại học Lương Thế Vinh thông tin, hiện nay, nhiều trường đại học trên cả nước đã công bố dự kiến đề án tuyển sinh năm 2025 với nhiều phương thức xét tuyển phong phú. Ngoài các phương thức truyền thống như xét tuyển dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT, điểm thi đánh giá năng lực, học bạ, hay chứng chỉ IELTS, một số trường còn áp dụng thêm các hình thức xét tuyển bằng điểm SAT. Cụ thể như sau:
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân vẫn áp dụng mức điểm điều kiện SAT là 1.200 như năm 2024. Tuy nhiên, thực tế điểm trúng tuyển của các ngành trong năm vừa qua không ngành nào dưới mức 1.300.
Trường Đại học Ngoại thương tiếp tục triển khai ba phương thức xét tuyển với chứng chỉ IELTS. Các phương thức gồm: kết hợp IELTS với học bạ THPT, kết hợp IELTS với điểm thi tốt nghiệp THPT, và xét tuyển bằng IELTS kèm SAT, ACT, hoặc A-level. Để đảm bảo đủ điều kiện xét tuyển, thí sinh cần có chứng chỉ IELTS từ 6.5 trở lên. Đối với SAT, mức tối thiểu là 1.380, còn ACT là 30. Trước năm 2025, trường chỉ yêu cầu mức SAT 1.260 và ACT 27.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam cũng dự kiến xét tuyển thẳng những học sinh giỏi ít nhất một học kỳ tại THPT, kết hợp với các thành tích như đạt giải cấp tỉnh hoặc tham gia đội tuyển quốc gia. Điều kiện đi kèm là chứng chỉ IELTS 6.0, SAT từ 1.200/1.600 hoặc ACT từ 25/36 trở lên. Nếu số lượng hồ sơ vượt chỉ tiêu, trường sẽ ưu tiên xét tuyển theo thứ tự thành tích giải học sinh giỏi, sau đó lần lượt xét đến điểm IELTS, SAT, ACT và kết quả kỳ thi riêng. Học viện sẽ mở nhận hồ sơ từ đầu tháng 5 đến ngày 20/6.
Trường Đại học Dược Hà Nội tiếp tục yêu cầu mức điểm tương đối cao với chứng chỉ SAT khi xét tuyển thí sinh. Năm 2024, mức điểm điều kiện của trường là 1.300, và dự kiến giữ nguyên trong năm 2025.
Trường Đại học Xây dựng Hà Nội cũng có kế hoạch xét tuyển thẳng với thí sinh đạt chứng chỉ SAT 1.200 hoặc ACT 26 trở lên. Đối với những ngành có xét tuyển môn Vẽ Mỹ thuật, thí sinh phải dự thi tại trường và đạt tối thiểu 6 điểm.
Ngoài phương thức xét tuyển dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT hoặc học bạ, trường chấp nhận quy đổi điểm môn ngoại ngữ bằng chứng chỉ tương đương IELTS 5.5 hoặc cao hơn.
Tương tự, Đại học Bách khoa Hà Nội xét tuyển bằng chứng chỉ SAT với mức điểm tối thiểu là 1.250 ở tất cả các ngành. Mặc dù trường không quy định cụ thể mức điểm điều kiện SAT để nộp hồ sơ, thí sinh cần lưu ý rằng điểm trung bình chung của từng năm học lớp 10, 11, và 12 phải đạt từ 8.0 trở lên.
Trường Đại học Kinh tế thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội yêu cầu mức điểm SAT từ 1.100 trở lên để nộp hồ sơ xét tuyển. Năm 2024, điểm chuẩn xét tuyển SAT của trường dao động từ 1.460 cho ngành Kinh tế đến 1.540 cho ngành Quản trị kinh doanh.
Những điểm thay đổi và duy trì trong phương thức xét tuyển năm 2025 cho thấy nhiều đơn vị giáo dục đại học đang ngày càng đa dạng hóa cách thức đánh giá năng lực thí sinh, đồng thời mở rộng cơ hội cho các em thông qua các chứng chỉ quốc tế như SAT, ACT hay IELTS. Đây cũng là cơ hội để học sinh chuẩn bị tốt hơn ngay từ giai đoạn THPT, đặc biệt là với những trường hợp nhắm đến các ngành đào tạo trọng điểm.
Căn cứ vào Kế hoạch tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Nhà trường và nhu cầu xã hội của học sinh lớp 9 có nguyện vọng học thêm để ôn luyện kiến thức các môn học phục vụ cho việc thi tuyển sinh vào lớp 10 của các Trường THPT Thành phố Hồ Chí Minh.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) đã công bố những sửa đổi quan trọng trong Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học và cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Những thay đổi này được kỳ vọng sẽ đảm bảo tính công bằng và minh bạch hơn trong các kỳ tuyển sinh từ năm 2025.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố sẽ loại bỏ hình thức xét tuyển sớm đại học từ mùa tuyển sinh 2025, chỉ xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ. Quy định mới này đòi hỏi thí sinh cần nắm bắt kỹ lưỡng các thay đổi để chuẩn bị tốt nhất.
Người đã tốt nghiệp THPT từ các năm trước vẫn có cơ hội xét tuyển đại học bằng học bạ trong năm 2025. Với nhiều thay đổi từ Bộ Giáo dục, các trường đại học trên cả nước tiếp tục áp dụng phương thức xét tuyển này.