Ngành Kỹ thuật xây dựng: Cơ hội nghề nghiệp tương lai

Thứ bảy, 11/11/2023 | 10:52

Kỹ thuật xây dựng là một nghề có nhu cầu tuyển dụng cao và ổn định về lao động. Đời sống kinh tế phát triển thì nhu cầu về xây dựng là rất lớn. Với tốc độ đô thị hóa hiện nay, nhu cầu nguồn nhân lực của ngành này sẽ luôn tỷ lệ thuận với sự phát triển của xã hội.

kỹ thuật xây dựng

Kỹ thuật xây dựng là ngành chuyên về lĩnh vực tư vấn, thiết kế, tổ chức thi công, quản lý giám sát và nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng, công trình công nghiệp phục vụ đời sống con người như: Nhà ở, nhà hàng, khách sạn, nhà xưởng, đường cao tốc, cầu đường, sân bay, cảng biển, đường sắt, đường hầm, công trình trên biển,...

Sinh viên theo học ngành Kỹ thuật xây dựng được trang bị khối kiến thức nền tảng, chuyên sâu về toán ứng dụng, vật lý kỹ thuật, các phần mềm thiết kế, trắc địa, thủy lực, kết cấu xây dựng; vật liệu xây dựng, cấu tạo kiến trúc, kết cấu bê tông cốt thép, kỹ thuật thi công, các phương pháp thí nghiệm chuyên ngành phục vụ công tác thiết kế, tư vấn, giám sát và tổ chức thi công công trình,…

Cơ hội nghề nghiệp của ngành Kỹ thuật xây dựng

Theo báo cáo thống kê của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM, tính đến cuối năm 2025, khi Việt Nam gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ mở ra nhiều cơ hội cho lao động Việt Nam với dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ việc làm trong các lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải, dệt may, chế biến thực phẩm,... Do đó, cơ hội việc làm với ngành kỹ thuật xây dựng rất rộng mở.

Hiện nay, công việc của ngành Kỹ thuật xây dựng được chia làm 3 nhóm chính:

1.Kỹ sư xây dựng làm việc ngoài công trường

Đối với nhóm này, kỹ sư xây dựng sẽ đảm nhận những công việc quản lý, thi công trực tiếp ngoài công trình xây dựng như:

  • Chỉ huy/ kỹ thuật phụ trách thi công công trình;
  • Giám sát thi công, thẩm định, nghiệm thu công trình xây dựng.

2.Kỹ sư xây dựng làm việc trong các công xưởng

Đối với công việc trong công xưởng, người lao động đảm nhiệm các công tác liên quan đến thiết kế, quản lý chất lượng trong các xưởng xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng…, các vị trí như:

  • Kỹ sư giám sát nội bộ;
  • Kỹ sư quản lý chất lượng;
  • Kỹ sư quản lý dây chuyền sản xuất.

3.Kỹ sư xây dựng làm việc trong văn phòng

Đối với công việc trong văn phòng, sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành kỹ thuật xây dựng có thể làm chuyên viên tư vấn, lập dự toán, thiết kế kỹ thuật, thẩm tra thiết kế tại các công ty, tập đoàn xây dựng hoặc giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ quan nghiên cứu, đào tạo chuyên ngành xây dựng.

kỹ thuật xây dựng 1

Các trường đào tạo ngành Kỹ thuật xây dựng

Trường Đại học Xây dựng Hà Nội hia ngành Kỹ thuật xây dựng thành nhiều chuyên ngành đào tạo khác nhau: Xây dựng dân dụng và công nghiệp, Hệ thống kỹ thuật trong công trình, Địa kỹ thuật công trình và kỹ thuật địa môi trường, Kỹ thuật trắc địa và địa tin học, Kết cấu công trình, Công nghệ kỹ thuật xây dựng, Kỹ thuật công trình thủy, Kỹ thuật công trình năng lượng, Kỹ thuật Công trình biển, Kỹ thuật cơ sở hạ tầng. Điểm chuẩn của các chuyên ngành này dao động từ 17 - 21,2 điểm.

Trường Đại học Giao thông vận tải xét ngưỡng điểm chuẩn ngành Kỹ thuật xây dựng trong mùa tuyển sinh đại học năm 2023 theo điểm thi tốt nghiệp THPT là 22 điểm, với 4 tổ hợp môn xét tuyển A00, A01, D01, D07. Trong khi đó, điểm chuẩn phương thức học bạ là 24,59 điểm, với 4 tổ hợp môn xét tuyển tương tự. Học phí ngành Kỹ thuật xây dựng là 415.800 đồng/tín chỉ, dự kiến mỗi năm học phí tăng không quá 10%.

Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội chia ngành Kỹ thuật xây dựng thành 3 chuyên ngành đào tạo chính với mức điểm chuẩn lần lượt là: Xây dựng dán dụng và công nghiệp 20,02 điểm, Xây dựng công trình ngầm đô thị 21,3 điểm và Quản lý dự án xây dựng 22,5 điểm với. Năm 2023, trường xét tuyển theo 4 tổ hợ môn A00, A01, D01, D07. 

Trường Đại học Công nghệ TP.HCM lấy ngưỡng điểm chuẩn đối với ngành Kỹ thuật xây dựng là 16 điểm, với 4 tổ hợp môn thi A00, A01, C01, D01. Ngoài xét tuyển bằng phương thức điểm thi tốt nghiệp THPT, thí sinh có thể đăng ký xét tuyển vào ngành Kỹ thuật xây dựng của trường bằng phương thức xét kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM và xét tuyển học bạ.

Trường Đại học Lương Thế Vinh tuyển sinh ngành Kỹ thuật xây dựng theo 2 phương thức: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT và xét học bạ. Năm 2023, với phương thức xét tuyển điểm thi, ngành này lấy mức điểm chuẩn trúng tuyển là 15 điểm.

Khi học ngành Kỹ thuật xây dựng tại Trường Đại học Lương Thế Vinh, bên cạnh kiến thức chuyên môn ngành, sinh viên còn được đào tạo các kỹ năng mềm, tiếng anh, chứng chỉ tin học quốc tế Mos nhằm giúp sinh viên có tư duy, tác phong làm việc tốt, tự cập nhật kiến thức mới… trong quá trình làm việc.

Chính vì vậy, ngành kỹ thuật xây dựng của trường luôn đảm bảo 100% sinh viên tốt nghiệp có việc làm, bắt tay ngay vào công việc theo đúng yêu cầu của nhà tuyển dụng.

Để có đăng ký học ngành Kỹ thuật xây dựng tại Trường Đại học Lương Thế Vinh thí sinh có thể liên hệ để được tư vấn: Trường Đại học Lương Thế Vinh

Địa chỉ: Đường Cầu Đông, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.

Điện thoại tư vấn: 038.259.8259   -    03.5982.5982            Zalo: 038.259.8259

Đại học Ngành kỹ thuật xây dựng học ở đâu học phí thấp

Đại học Ngành kỹ thuật xây dựng học ở đâu học phí thấp

Kỹ thuật xây dựng là ngành học tiềm năng trong tương lại với dự báo nhu cầu nhân lực tăng mạnh trong thời kỳ 4.0 và được nhiều thí sinh đăng ký theo học. Năm 2024, có nhiều trường Đại học tuyển sinh nhưng nên chọn trường nào có mức học phí thấp phù hợp.
Ngành Kỹ thuật xây dựng: Cơ hội nghề nghiệp tương lai

Ngành Kỹ thuật xây dựng: Cơ hội nghề nghiệp tương lai

Kỹ thuật xây dựng là một nghề có nhu cầu tuyển dụng cao và ổn định về lao động. Đời sống kinh tế phát triển thì nhu cầu về xây dựng là rất lớn. Với tốc độ đô thị hóa hiện nay, nhu cầu nguồn nhân lực của ngành này sẽ luôn tỷ lệ thuận với sự phát triển của xã hội.
Học ngành Kỹ thuật xây dựng có dễ xin việc hay không? Cơ hội nghề nghiệp như nào?

Học ngành Kỹ thuật xây dựng có dễ xin việc hay không? Cơ hội nghề nghiệp như nào?

Ngành nghề xây dựng thu hút nhiều bạn trẻ đăng ký học trong những năm gần đây với mong muốn trở thành những kĩ sư xây dựng. Vậy học ngành Kỹ thuật xây dựng có dễ xin việc hay không? Cơ hội nghề nghiệp như nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Cơ hội việc làm của ngành xây dựng ?

Cơ hội việc làm của ngành xây dựng ?

Hiện nay, Ở đất nước có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam nhu cầu đổi mới xây dựng các công trình kiến trúc cơ sở hạ tầng là vô cùng cấp thiết
Đăng ký trực tuyến