Mùa tuyển sinh năm nay, các trường đại học lớn ngoài giảm mạnh chỉ tiêu xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh bằng bài thi đánh giá năng lực, sẽ tăng chỉ tiêu xét tuyển bằng chứng chỉ IELTS.
Mùa tuyển sinh năm nay, các trường đại học lớn ngoài giảm mạnh chỉ tiêu xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh bằng bài thi đánh giá năng lực, sẽ tăng chỉ tiêu xét tuyển bằng chứng chỉ IELTS.
Năm 2021, chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trở thành “tấm vé” đặc biệt giành suất vào những trường đại học mơ ước, thay vì phải thấp thỏm chờ đợi cả tháng sau đó với những thí sinh 27, thậm chí 30 điểm vẫn không đỗ vào ngành học yêu thích.
Theo thống kê của Trường Đại học Y Hà Nội, năm 2021, số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển kết hợp IELTS vào trường cao gấp hơn 5 lần chỉ tiêu. Trong khi đó, thí sinh tuyển sinh vào Trường Đại học Y Dược TP HCM cũng nộp hồ sơ xét chứng chỉ gấp 3, 6 lần chỉ tiêu…
Năm 2022 này, thay vì dành phần lớn chỉ tiêu tuyển sinh dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT như những năm trước, các trường đã công bố phương án tuyển sinh với điểm chung là giảm chỉ còn từ 50% chỉ tiêu trở xuống cho phương thức này.
Thậm chí, ở một số trường top, số lượng chỉ tiêu dựa trên kết quả kỳ thi do Bộ GD-ĐT tổ chức đã giảm xuống còn 10 - 20%, thấp nhất từ trước đến nay. Số lượng chỉ tiêu dành cho phương thức xét tuyển đại học có sử dụng chứng chỉ quốc tế gia tăng, một số trường thậm chí dành phần lớn chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển kết hợp có chứng chỉ quốc tế.
Việc các trường tăng chỉ tiêu xét tuyển bằng chứng chỉ IELTS khiến nhiều thí sinh đang chuyển hướng học và thi lấy chứng chỉ IELTS. Năm 2021, cả nước có khoảng hơn 60 cơ sở đào tạo sử dụng các chứng chỉ quốc tế như IELTS, TOEFL, SAT… là tiêu chí để ưu tiên xét tuyển, xét tuyển thẳng.
Banh Anh Tuấn cho biết năm nay đăng kí ngành quản trị kinh doanh và hiện tại khi đã kết thúc học kỳ 1, việc bắt đầu lo ôn thi IELTS với những bạn chưa từng luyện thi là khá chật vật và quá muộn. Chưa kể, phụ huynh phải dành một khoản đầu tư ít nhất cũng 10 triệu trở lên với những em đã từng luyện thi khá kỹ càng trước đó. Thậm chí có trung tâm lên tới hàng trăm triệu nhưng không phải em nào cũng đạt kỳ tích 7.0 - 8.0 như kỳ vọng của phụ huynh…
Ở góc độ khác, thầy Vũ Khắc Ngọc cho rằng, nếu xét trên lợi ích chung của xã hội thì việc đổ xô đi học và thi chứng chỉ IELTS không hẳn có lợi: “Trào lưu này có phần giống với du học tự túc khoảng 5-10 năm trước. Lãng phí về thời gian, công sức, tiền bạc cộng gộp lại là rất khổng lồ.
IELTS chỉ nên là một trong các tiêu chí để xét tuyển với tỷ lệ hạn chế và cho một số ngành học nhất định, có nhiều đặc điểm phù hợp, hơn là mở rộng một cách tràn lan. Cùng với đó, không nên lấy năng lực tiếng Anh làm giới hạn cả đầu vào lẫn đầu ra của sinh viên. Nhiều trường hiện nâng chuẩn tiếng Anh đầu ra cho sinh viên lên cao dần. Sẽ có những sinh viên năng lực chuyên môn rất tốt nhưng hạn chế ngoại ngữ không thể ra trường. Như vậy là rất vô lý”.
Hoàng Hải