Y học cổ truyền chia sẻ tác dụng và những điều cần biết khi dùng Hà thủ ô

Thứ bảy, 03/08/2024 | 09:12
Theo dõi ULTV trên

Từ xa xưa, Hà thủ ô đã được dử dụng nhiều trong chữa bệnh và ngày nay nó được phổ biến hơn với rất nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả, tuy nhiên cũng cần phải lưu ý khi dùng.

hà thủ ô (1)

Trong Đông y, tác dụng hà thủ ô là hỗ trợ tăng cường khí huyết, bổ can thận, mạnh gân cốt và bổ can thận. Vì thế, hà thủ ô thường được sử dụng để điều trị tóc bạc sớm. Theo y học cổ truyền, tóc có quan hệ mật thiết với tinh sinh huyết, thận tàng chứa tinh và tạng thận.

Vậy nên, khi tóc bạc sớm, nguyên nhân sẽ đến từ rối loạn khí huyết, thận hư yếu. Lúc này, bạn nên uống thuốc sắc từ lá hà thủ ô hoặc viên uống hà thủ ô. Lá hà thủ ô có tác dụng gì trong trường hợp này? Trong lá cây hà thủ ô chứa nhiều thành phần giúp dưỡng huyết tư âm, bồi bổ can thận, hỗ trợ làm đen tóc, giúp tóc chắc khỏe.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Tạ Thị Tĩnh – giảng viên khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Lương Thế Vinh cho biết, Hà thủ ô được phát hiện đầu tiên ở Trung Quốc với nhiều công dụng là đẹp như khả năng trẻ hóa da và làm săn chắc da. Ngoài ra, hà thủ ô còn dùng với công dụng tăng cường chức năng gan thân và làm thanh lọc máu. Không những thế, hà thủ ô còn dùng để trị mất ngủ, xương cốt yếu, táo bón và xơ vữa động mạch. Nó còn là một vị thuốc có thể làm tăng khả năng sinh sản, tăng lượng đường trong máu và giảm đau nhức, kháng khuẩn và trị sốt rét. Tuy nhiên, đó là những kết quả khi sử dụng thực tế có được chứ hà thủ ô vẫn chưa được nghiên cứu cụ thể.

Từ những ngày đầu phát hiện thì hà thủ ô được dùng để ngâm rượu hoặc nấu trà. Và ngày ngay, hà thủ ô có thể được dùng với nhiều cách sau:

+ Hầm canh gà: 30 g bột hà thủ ô được buộc chât trong túi vải rồi bỏ vào bụng gà để hầm. Chúng ta có thể nêm thêm gia vị cho vừa miệng.

+ Luộc trứng: chúng ta cần chuẩn bị 60g hà thủ ô, sắc với nước. Lấy nước này luộc trứng giúp trứng có nhiều dưỡng chất hơn.

+ Cháo hà thủ ô: chúng ta cần chuẩn bị 30 g hà thủ ô ngâm vào nước khoảng 2 giờ. Sau đó, lấy nước nấu với gai và đại táo làm cháo và ăn với đường.

Nhìn chung, hà thủ ô được dùng khoảng 9 -15 g hằng ngày. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu chính xác về khoảng liều chính xác này. Liều hà thủ ô có thể khác nhau tùy từng bệnh nhân, tuổi bệnh nhân, tình trạng sức khỏe. Hiện nay, hà thủ ô có thể bào chế thành vị thuốc y học cổ truyền bằng nhiều cách như rễ cây thái hoặc cắt nhỏ, dùng làm thành phần trong nhiều loại thuốc hoặc dùng kết hợp với các loại thảo dược khác.

Giảng viên Y học cổ truyền – Trường Đại học Lương Thế Vinh, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Hà cho biết, khi sử dụng hà thủ ô, chúng ta có thể gặp phải một số tác dụng phụ như buồn nôn, nôn mửa, chán ăn và phản ứng quá mẫn. Khi chúng ta gặp một trong các triệu chứng trên thì phải ngưng ngay việc dùng hà thủ ô và tham khảo ý kiến thầy thuốc.

Bác sĩ Y học cổ truyền chia sẻ công dụng và các lưu ý khi sử dụng gừng chữa bệnh

Bác sĩ Y học cổ truyền chia sẻ công dụng và các lưu ý khi sử dụng gừng chữa bệnh

Gừng là gia vị được sử dụng thường xuyên trong mỗi bữa ăn gia đình, củ gừng có rất nhiều tác dụng cho sức khỏe, tác dụng giúp giúp chữa sỏi mật, tác dụng giải tỏa stress…
Y học cổ truyền mách bạn những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ dược liệu Thiên môn chùm

Y học cổ truyền mách bạn những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ dược liệu Thiên môn chùm

Rễ thiên môn chùm có vị ngọt, đắng cũng như tính hàn, không có độc, được quy vào kinh Phế và Thận, có công dụng trong điều trị một số bệnh lý.
Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ công dụng chữa bệnh của dược liệu Tạc tương thảo

Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ công dụng chữa bệnh của dược liệu Tạc tương thảo

Cây Tạc tương thảo là một loài cây mọc dại quen thuộc với nhiều người, bên cạnh đó nó còn được biết đến là một vị thuốc y học cổ truyền thường dùng để chữa trị một số chứng bệnh rất hiệu quả.
Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu cỏ nến

Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu cỏ nến

Cỏ nến hay bồ hoàng là vị thuốc có vị ngọt, tính bình, thường được sử dụng để điều trị đau bụng kinh, tiểu tiện khó khăn, ghẻ lở, ngứa da.
Đăng ký trực tuyến