Y học cổ truyền hướng dẫn cách cạo gió trị cảm mạo đúng cách

Thứ năm, 01/08/2024 | 14:15
Theo dõi ULTV trên

Theo y học cổ truyền, bệnh cảm mạo có thể mắc quanh năm nhưng hay gặp nhiều nhất lúc giao mùa khi thay đổi thời tiết đột ngột, cơ thể không kịp thích nghi dẫn đến bị bệnh.

cạo gió

Bệnh cảm mạo có thể mắc quanh năm nhưng hay gặp nhiều nhất lúc giao mùa khi thay đổi thời tiết đột ngột, cơ thể không kịp thích nghi dẫn đến bị bệnh.

Bệnh cảm mạo có thể được điều trị rất đơn giản bằng cách đánh gió, với những vật dụng, vị thuốc dễ tìm ở ngay quanh chúng ta. Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Tạ Thị Tĩnh – giảng viên khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Lương Thế Vinh cho biết, cạo gió, còn gọi đánh gió, là phương pháp chữa bệnh được Đông y chấp nhận sử dụng và đưa vào giảng dạy trong bộ môn Y học cổ truyền.

Trong đông y, cạo gió được dùng điều trị các triệu chứng nhức đầu, sổ mũi, đau mình do thay đổi thời tiết, giảm uống thuốc tây y. Bệnh cảm cúm trong 3-5 ngày đầu hầu như không có thuốc đặc hiệu, chỉ điều trị nhằm giải quyết triệu chứng và hạ sốt. Sau 4-5 ngày, nếu có những triệu chứng bội nhiễm, nhiễm vi khuẩn, người bệnh phải dùng thuốc chứa kháng sinh, kháng viêm

Khi cạo gió phải sát trùng dụng cụ cạo gió, thoa dầu lên vùng cần cạo rồi dùng lực vừa phải miết đều một chiều từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài sao cho người bệnh cảm thấy nóng ấm, dễ chịu.

Dưới đây là một số cạo gió đơn giản, dễ thực hiện, để bạn tham khảo và tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp này.

Đánh gió dùng gừng và tóc rối: Dùng khăn mùi xoa  bọc củ gừng tươi to độ bằng ngón chân cái người lớn giã nát cùng với mớ tóc rối, rồi xát lên người bệnh từ trên xuống.

Đánh gió dùng bạc hay đồng tiền bằng bạc: Dùng khăn mùi xoa bọc miếng bạc hay đồng tiền bạc cùng lòng trắng trứng gà vừa luộc xong chà xát lên người bệnh từ trên xuống, làm liên tục từ 10 đến 20 phút.

Đánh gió dùng gừng tươi, tóc rối tẩm rượu: Cũng giã gừng bọc trong tóc rối như trên, rồi nhúng vào chén rượu mạnh 40º chà xát như trên, khô rượu lại tẩm tiếp.

Đánh gió dùng lá trầu không hay lá đu đủ: Nhúng vào rượu rồi đánh gió như trên.

Đánh gió dùng dầu gió: Bôi dọc cột sống thắt lưng và dùng đồng bạc hoặc thìa inox để cạo. Ngoài ra, cũng có thể phối hợp đánh gió với day bấm một số huyệt như: ấn đường, phong trì, thái dương, hợp cốc, khúc trì, phế du, thận du,…

Chỉ nên đánh gió khi người bị cảm mạo (cảm mạo phong hàn hay phong nhiệt), đau đầu, đau lưng và đau thắt lưng cấp, đậu lào hoặc trong trường hợp sốt không ra mồ hôi.

Giảng viên Y học cổ truyền – Trường Đại học Lương Thế Vinh, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Hà lưu ý, không đánh gió cho phụ nữ có thai, trẻ nhỏ, người có bệnh ngoài da, ra mồ hôi nhiều, ỉa chảy nhiều. Đánh gió nên trong phòng kín tránh gió, tránh dùng quạt vì khi đánh gió lỗ chân lông mở ra nếu có gió sẽ dễ xâm nhập vào cơ thể làm bệnh nặng hơn. Khi cạo xong cần ủ ấm người bệnh, cho uống nước nóng, ăn cháo nóng.

Giải pháp từ y học cổ truyền cho tình trạng bốc hỏa trong cơ thể

Giải pháp từ y học cổ truyền cho tình trạng bốc hỏa trong cơ thể

Trong quan niệm của y học cổ truyền, bốc hỏa là hiện tượng nhiệt năng trong cơ thể tăng cao, làm cho người bệnh cảm thấy nóng bừng ở đầu, mặt, ngực, kèm theo các triệu chứng như khô miệng, đổ mồ hôi, tiểu vàng, táo bón.
Khám phá công dụng chữa bệnh của Chu sa trong y học cổ truyền

Khám phá công dụng chữa bệnh của Chu sa trong y học cổ truyền

Chu sa, hay còn gọi là thần sa, là vị thuốc quý trong Y học cổ truyền, nổi tiếng với khả năng thanh nhiệt, an thần, trấn tĩnh tâm trí và ổn định tinh thần.
Tục đoạn – Vị thuốc Y học cổ truyền chữa bách bệnh

Tục đoạn – Vị thuốc Y học cổ truyền chữa bách bệnh

Trong kho tàng dược liệu Y học cổ truyền, Tục đoạn là một trong những vị thuốc được đánh giá cao nhờ công dụng phong phú và hiệu quả rõ rệt, đặc biệt trong việc hỗ trợ xương khớp, an thai và chữa trị tổn thương do sang chấn.
Bổ cốt chỉ – Dược liệu quý trong y học cổ truyền giúp bổ thận, trị tiêu chảy

Bổ cốt chỉ – Dược liệu quý trong y học cổ truyền giúp bổ thận, trị tiêu chảy

Bổ cốt chỉ là một vị thuốc Nam có giá trị cao trong kho tàng y học cổ truyền. Với khả năng hỗ trợ chức năng thận, cải thiện tiêu hóa và tăng cường sinh lực, bổ cốt chỉ thường xuất hiện trong nhiều bài thuốc cổ phương điều trị các chứng bệnh mạn tính.
Đăng ký trực tuyến