Năm 2023, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tuyển sinh đại học hệ chính quy theo 5 phương thức tuyển sinh.
Năm 2023, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tuyển sinh đại học hệ chính quy theo 5 phương thức tuyển sinh.
Theo cán bộ tuyển sinh Công nghệ thông tin – Trường Đại học Lương Thế Vinh, 5 phương thức xét tuyển bao gồm:
- Phương thức 1: Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT hoặc xét kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với kết quả thi năng khiếu (đối với các ngành có tổ hợp xét tuyển các môn thi năng khiếu).
- Phương thức 2: Xét tuyển thẳng theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 8 Quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ GDĐT và theo Đề án tuyển sinh của Trường.
- Phương thức 3: Xét tuyển dựa trên học bạ THPT.
- Phương thức 4: Xét tuyển dựa trên kết quả thi các môn năng khiếu kết hợp với học bạ THPT.
- Phương thức 5: Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực kết hợp với học bạ THPT và kết hợp với điểm thi các môn năng khiếu (đối với các ngành có tổ hợp xét tuyển các môn thi năng khiếu).
Đại diện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho biết, năm nay tổ chức kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực để xét tuyển đại học hệ chính quy. Kỳ thi được tổ chức vào thứ 7, ngày 6/5/2023 với các môn: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí.
Đề thi được xây dựng dựa trên trích xuất ngẫu nhiên từ ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa đủ lớn, hoặc được xây dựng mới theo quy trình bảo mật tuyệt đối. Trong trường hợp tổ chức nhiều đợt thi, hoặc một đợt thi có nhiều đề thi thì các đề thi phải bảo đảm tính tương đương. Câu hỏi thi phải được diễn đạt rõ ràng, không đa nghĩa.
Ngoài ra, kỳ thi đánh giá năng lực của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội được xây dựng dựa trên lộ trình để đến năm 2025 chuyển sang chương trình phổ thông mới.
Về đề thi năm nay, theo GS.TS Nguyễn Văn Minh, hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm Hà Nội cho biết đề thi đánh giá năng lực năm nay có 2 phần, 1 phần trắc nghiệm, 1 phần tự luận. Đối với những môn chung, phần trắc nghiệm chiếm 70%, trừ môn ngữ văn (70% tự luận và 30% trắc nghiệm). Do đó về hình thức thí sinh không quá lạ lẫm. Ngoài ra, kiến thức đều nằm trong chương trình học chứ không có kiến thức nằm ngoài.
Giải thích lý do tại sao lại lựa chọn 70% trắc nghiệm và 30% tự luận cho hầu hết các môn thi, ông Minh cho biết do đa số các thí sinh dự thi ở bậc THPT chủ yếu là thi trắc nghiệm (trừ môn văn), nên nhà trường vẫn giữ 70% trắc nghiệm trong bài thi để không tạo sự xáo trộn quá lớn với thí sinh.
Theo thông tin từ Ban Tư vấn tuyển sinh Trường Đại học Lương Thế Vinh, kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội là kỳ thi đánh giá độc lập do trường tổ chức.
Điểm mới năm nay, kết quả của kỳ thi này không chỉ dùng để xét tuyển vào Trường đại học Sư phạm Hà Nội mà còn dùng để xét tuyển vào nhiều trường đại học sư phạm trên toàn quốc.
Bao gồm Trường đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, Trường đại học Vinh, Trường đại học Sư phạm - Đại học Huế, Trường đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng, Trường đại học Quy Nhơn và Trường đại học Sư phạm TP.HCM.
Mùa tuyển sinh đại học 2023, các kỳ thi đánh giá năng lực, tư duy của một số trường đại học như sau:
Đề thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội 2023 gồm có 3 phần (Tư duy định lượng, Tư duy định tính, Khoa học) với 150 câu hỏi trắc nghiệm khách quan và câu hỏi điền đáp án về các lĩnh vực toán học, văn học - ngôn ngữ và khoa học tự nhiên.
Đề thi đánh giá năng lực năm 2023 của Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh có 120 câu hỏi, tổng thời gian làm bài 150 phút. Bài thi hướng đến đánh giá năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh gồm: sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh (40 câu); toán, suy luận logic và xử lý số liệu (30 câu); giải quyết vấn đề liên quan lĩnh vực hóa, lý, sinh, địa, lịch sử, chính trị và xã hội (50 câu).
Bài thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội với hình thức thi hoàn toàn trắc nghiệm, tổng thời gian của bài thi gồm 150 phút cho 3 nội dung thi gồm: Tư duy toán học (60 phút), Tư duy đọc hiểu (30 phút) và Tư duy khoa học/giải quyết vấn đề (60 phút).