Hoa cúc là loài hoa rất quen thuộc với chúng ta, người ta thường mua hoa cúc về thắp hương hay cắm trên bàn. Bên cạnh đó, theo y học cổ truyền, hoa cúc có rất nhiều công dụng đặc biệt trong điều trị bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thêm thông tin về loài hoa này.
Hoa cúc, với vẻ đẹp mộc mạc và dịu dàng, là loài hoa phổ biến và được ưa chuộng trên khắp thế giới. Cúc thường được biết đến với những đóa hoa màu trắng tinh khôi hoặc vàng rực rỡ, và chúng thường được sử dụng trong các thiết kế hoa, vườn cảnh, cũng như trong y học cổ truyền.
Ngoài vẻ đẹp hấp dẫn, hoa cúc còn được biết đến với những đặc tính y học. Theo Tây y, cúc hoa chứa tinh dầu, các vitamin A, B, một số axít amin và nhiều nguyên tố vi lượng, trong đó đáng chú ý có selen – một nguyên tố thần diệu khử gốc tự do điển hình chống ôxy hoá, chống lão hoá và crom là chất phân giải và bài tiết cholesterol, phòng chống các bệnh tim mạch. Theo y học cổ truyền, hoa cúc vị ngọt, cay, vào 3 kinh phế, can, thận; có tác dụng dưỡng âm, ích can, tán phong thấp, thanh đầu mục, giáng hoả. Cúc trắng vị ngọt nhiều hơn đắng, tính hơi hàn, thiên về khí phế. Cúc vàng vị cay đắng nhiều hơn ngọt, tính hơi ôn, thiên về can nhiệt.
Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh hiệu quả có dùng hoa cúc:
Nhẹ đầu, sáng mắt:
– Chữa chứng đau đầu kèm mắt đỏ do thời tiết nắng gắt gây cảm mạo do hoả bốc.
– Hoa cúc 30g, kim ngân hoa 20g, lá dâu tằm 15g, hãm nước thật sôi, uống nóng, cách nhau 2 – 3 giờ.
– Cúc hoa tươi mới hái về, sắc nước cô lại thành cao với mật ong, mỗi lần 15g, hoà nước ấm để uống.
– Gối hoa cúc: Hoa cúc 2kg phơi khô, cho vào ruột gối thay bông gối đầu để nhẹ đầu, sáng mắt.
Chữa bệnh tim mạch:
– Chữa tăng huyết áp: hoa cúc 10g, hoa hoè 6g, thảo quyết minh 10g. Cho vào 500ml sắc kỹ chia uống 3 lần trong ngày. Hoặc bạch cúc 10g, hoa hoè 8g, lạc nhân (đậu phộng) 3g. Sắc uống ngày một thang, uống trong 7 ngày liền.
– Suy tim: Sắc 300g hoa cúc, lấy nước sắc kỹ thành cao. Mỗi lần uống khoảng 20 – 25ml ngày 2 lần.
– Mỡ máu cao, béo phì: hoa cúc, sơn tra phiến, thảo quyết minh, mỗi vị 15g, sắc kỹ với 500ml chia uống 3 lần trong ngày.
– Hoa mắt chóng mặt: bạch cúc, hoa thiên lý mỗi vị 10g, ngải cứu 12g, rau má, lá đinh lăng mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang chia 3 lần, uống liền 5 ngày.
– Đau đầu: bạch cúc 9g, hoa nhài 3g, rau má 10g, cúc bách nhật 5g. Sắc uống ngày một thang chia 3 lần, uống liền 3 – 5 ngày.
Thuốc trường xuân, bất lão
Bên cạnh đó, theo chia sẻ của PGS.TS Tạ Thị Tĩnh, giảng viên khoa Y học cổ truyền Trường Đại học Lương Thế Vinh, hoa cúc còn được sử dụng trong các bài thuốc trường xuân, bất lão như:
Đan trường thọ: mầm cúc tháng 3 âm lịch, lá tháng 6, hoa tháng 9, gốc rễ tháng 12, lượng bằng nhau. Phơi âm can, tán bột hoàn bằng hạt đậu xanh. Uống bột thì mỗi lần 5g với nước ấm, uống hoàn 10 – 15g, ngày 2 lần lúc đói.
Cúc hoa tiên tửu: dùng hoa tháng 8, 9, nấu lấy nước cốt để thổi cơm nếp làm rượu. Cất rượu vào bình kín dùng dần. Muốn tốt hơn thì trong nước thổi cơm nên gia thêm nước cốt củ sinh địa, đương quy, câu kỷ tử và một số vị thuốc bổ khác thì công hiệu càng cao. Chữa được chứng đầu phong quay quắt, đau nhức, chóng mặt tối sầm. ngoài ra còn có thể làm cho đầu óc sáng suốt, mắt tinh, tai tỏ, chữa các chứng tê bại và các chứng bệnh của tuổi già: thân thể gầy còm ốm yếu, chảy nước mắt, nhiều dử, mắt kèo màng mộng, làm cho sức lực dồi dào, ăn ngon ngủ dễ, người khỏe mạnh ít bị mắc bệnh, sống lâu.
Hoa cúc là loài hoa rất quen thuộc với chúng ta, người ta thường mua hoa cúc về thắp hương hay cắm trên bàn. Bên cạnh đó, theo y học cổ truyền, hoa cúc có rất nhiều công dụng đặc biệt trong điều trị bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thêm thông tin về loài hoa này.
Bồ công anh, loại cây mọc hoang dã nhưng lại là kho báu của y học cổ truyền. Với những công dụng chữa bệnh tuyệt vời, dược liệu này ngày càng được quan tâm trong việc hỗ trợ điều trị nhiều vấn đề sức khỏe.
Từ trước đến nay chúng ta vẫn biết đến tác dụng của quả đu đủ đối với sức khỏe, quả đu đủ là quả mang lại nhiều vitamin cho cơ thể và có nhiều tác dụng trong việc chữa trị nhiều bệnh, nhưng lá đu đủ thì ít được ta biết đến hơn, lá đu đủ cũng có rất nhiều tác dụng, đặc biệt là bệnh ung thư và sốt xuất huyết.
Hầu hết mọi người đều biết đến cây dâm bụt như một loài cây cảnh. Nhưng ít ai biết rằng, từ xa xưa cây dâm bụt đã được dùng như một vị thuốc chữa bệnh. Y học cổ truyền Việt Nam cũng đã ghi nhận về công dụng của loài thực vật này với sức khỏe.