Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ những bài thuốc đông y phòng chống xơ vữa động mạch não

Thứ tư, 12/06/2024 | 10:24
Theo dõi ULTV trên

Xơ vữa động mạch não là căn bệnh dễ gặp ở những người cao tuổi, bệnh có thể dẫn đến những hậu quả nguy hiểm như thiểu năng tuần hoàn não, tai biến mạch máu não…, thậm chí dẫn đến tử vong.

xo vua dong mach mau nao

Xơ vữa động mạch não là một trong những bệnh đáng chú ý nhất hiện nay, đặc biệt ở người có tuổi, với tình trạng tổn thương nội mạc động mạch vừa và lớn ở não dưới hình thái mảng vữa và tổ chức xơ.

Xơ vữa động mạch não thuộc phạm vi nhiều chứng bệnh tùy theo biểu hiện của bệnh như “huyễn vựng”, “đầu thống”, “kiện vong”, “trúng phong”… và được trị liệu bằng nhiều vị thuốc, bài thuốc khác nhau trên nguyên tắc “biện chứng luận trị”.

Thể Âm hư hỏa vượng

Chứng trạng: Lòng bàn tay bàn chân nóng, bức bối, phiền muộn, hay có cơn bốc hỏa, ngủ kém hay mê mộng, dễ hồi hộp, đầu choáng, tai ù, hay quên, vã mồ hôi ban đêm, lưng đau, gối mỏi, môi khô, miệng khát, chất lưỡi đỏ ít rêu, mạch nhanh nhỏ.

Bài thuốc: Cần tư âm giáng hỏa, dưỡng tâm an thần, dùng bài thuốc Hoàng liên a giao thang phối hợp với Chu sa an thần hoàn, gồm các vị: Hoàng liên 9g, a giao sao phồng 15g, bạch thược 15, hoàng cầm 9g, sinh địa 18g, đương quy 12g, quy bản 15g, toan táo nhân 15g, chu sa 3g (uống cùng thuốc nước), cam thảo 6g.

Thể Khí huyết lưỡng hư, phong tà nhập trung

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Tạ Thị Tĩnh – giảng viên khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Lương Thế Vinh cho biết, người mắc thể này có biểu hiện mệt mỏi vô lực, tinh thần uể oải, hoa mắt chóng mặt, khó thở, đầu đau có cảm giác trống rỗng, tư duy trì trệ, trí nhớ suy giảm, tứ chi tê dại, chán ăn, chậm tiêu, sợ lạnh, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù nhược.

Trị liệu: Cần bổ khí dưỡng huyết, khứ phong thông lạc, dùng bài thuốc Đại tần cửu thang gia giảm, gồm các vị: Khương hoạt 9g, phòng phong 9g, bạch chỉ 12g, thục địa 15g, đương quy 15g, xuyên khung 15g, xích thược 15g, đẳng sâm 12g, bạch truật 9g, bạch linh 18g, bạch phụ tử 9g, cam thảo 6g.

Thể Can dương thượng cang

Chứng trạng: Đầu choáng, mắt hoa, đau đầu, buồn phiền, bức bối, dễ cáu giận, ù tai, mất ngủ, sắc mặt đỏ, ngực sườn đầy tức, miệng khô, đại tiện táo, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác.

Trị liệu: Cần bình can tiềm dương, dùng bài thuốc Thiên ma câu đằng ẩm gia giảm, gồm các vị: Thiên ma 12g, thạch quyết minh 30g, hoàng cầm 12g, chi tử 9g, ngưu tất 12g, tang ký sinh 15g, đỗ trọng 12g, dạ giao đằng 30g, phục thần 20g, ích mẫu thảo 18g, cúc hoa 12g, sinh mẫu lệ 3g, cam thảo 6g.

Thể Đàm trọc trở lạc

Chứng trạng: Theo y học cổ truyền, người bệnh có thể trạng béo trệ, đầu đau và nặng như đeo đá, hoa mắt chóng mặt, ngực bụng đầy chướng, hay quên, chất lưỡi bè bệu có vết hằn răng, rêu lưỡi trắng dầy dính, mạch hoạt hoặc huyền hoạt.

Trị liệu: Cần kiện tỳ táo thấp, hóa đàm khai khiếu, dùng bài thuốc Bán hạ bạch truật thiên ma thang gia giảm, gồm các vị: Bạch truật 12g, bán hạ chế 9g, thiên ma 12g, trần bì 12g, bạch linh 24g, hậu phác 9g, xương bồ 15g, uất kim 12g, thiên trúc hoàng 9g, viễn chí 12g, cam thảo 6g, sinh khương 3 lát.

Thể Đàm nhiệt thượng nhiễu

Chứng trạng: Đầu đau, căng chướng, chóng mặt, ợ chua, ợ hơi, mất ngủ, miệng đắng và khô, đại tiện bí kết, chất lưỡi hồng, rêu lưỡi đỏ dính, mạch huyền sác.

Trị liệu: Cần thanh nhiệt hóa đàm, khai khiếu, dùng bài thuốc Bán hạ bạch truật thiên ma thang gia giảm, gồm các vị: Thanh mông thạch 30g, hoàng cầm 12g, đại hoàng 9g, phác tiêu 9g, trầm hương 6g, đởm nam tinh 12g, chi tử 9g, xương bồ 12g, uất kim 12g, cam thảo 6g.

Thể Khí huyết lưỡng hư, đàm ứ trở lạc

Chứng trạng: Chóng mặt, đau đầu có cảm giác trống rỗng, mệt mỏi, khó thở, ngủ kém hay mê mộng, trí nhớ suy giảm, toàn thân nặng nề, chất lưỡi xám tối, có điểm ứ huyết, rêu lưỡi dầy dính, mạch hoạt.

Trị liệu: Cần phải ích khí bổ huyết, kiện tỳ hóa đàm, khứ ứ thông lạc, dùng bài thuốc Bát trân thang phối hợp với Ôn đởm thang và Khai khiếu hoạt huyết thang gia giảm, gồn các vị: Thục địa 15g, đương quy 15g, xuyên khung 15g, xích thược 12g, đẳng sâm 15g, bạch linh 24g, bạch truật 9g, trần bì 12g, trúc nhự 15g, chỉ xác 12g, đởm nam tinh 9g, đào nhân 12g, hồng hoa 12g, toàn yết 9g, địa long 15g, xương bồ 12g, cam thảo 6g.

Y học cổ truyền chia sẻ những bài thuốc hữu hiệu trị bệnh nhức đầu

Y học cổ truyền chia sẻ những bài thuốc hữu hiệu trị bệnh nhức đầu

Đau nhức đầu là một trong những triệu chứng thường gặp nhất trong các bệnh lý của nhiều bệnh. Theo y học cổ truyền, đau đầu gồm có nhiều dạng: can khí nghịch lên, huyết ứ, khí huyết hư, đàm trọc, thận khí suy tổn…
Y học cổ truyền khám phá công dụng chữa bệnh từ dược liệu Hoàng mộc

Y học cổ truyền khám phá công dụng chữa bệnh từ dược liệu Hoàng mộc

Cây hoàng mộc là vị thuốc quý trong Y học cổ truyền. Sử dụng dược liệu Hoàng mộc chữa nhiều bệnh như bệnh đau răng, cam nhiệt ở trẻ, đái tháo đường.. dưới dạng thuốc sắc hoặc tán bột uống.
Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ công dụng chữa bệnh của dược liệu Sản đắng

Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ công dụng chữa bệnh của dược liệu Sản đắng

Theo y học cổ truyền, sản đắng có vị đắng, tính mát; vào 4 kinh Tâm, Can, Vị và đại tràng, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng chỉ thống (tiêu sưng giảm đau).
Bác sĩ Y học cổ truyền chia sẻ những bài thuốc chữa bệnh từ cây rau khúc

Bác sĩ Y học cổ truyền chia sẻ những bài thuốc chữa bệnh từ cây rau khúc

Theo Đông y, Rau khúc có vị ngọt, hơi đắng, tính bình, không độc đi vào kinh phế, là vị thuốc hay trong các bài thuốc trị hiệu quả các chứng ho nhiều đờm, suyễn thở…
Đăng ký trực tuyến