Vào mùa đông thời tiết thay đổi nó ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Với cái se lạnh của mùa đông, cơ thể chúng ta rất dễ bị nhiễm lạnh và mắc các bệnh phổ biến như : cảm lạnh, cảm cúm, nhức mỏi và đau đầu.
Vào mùa đông thời tiết thay đổi nó ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Với cái se lạnh của mùa đông, cơ thể chúng ta rất dễ bị nhiễm lạnh và mắc các bệnh phổ biến như : cảm lạnh, cảm cúm, nhức mỏi và đau đầu.
Để đối phó với sự thay đổi về thời tiết đặc biệt là về mùa đông, chúng ta cần phải điều chỉnh chế độ ăn uống, chế độ ngủ và lối sống sẽ giúp chúng ta có sức khỏe tốt hơn, năng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Giữ ấm
Vào mùa đông thì việc giữ ấm cho cơ thể là cực kỳ quan trọng. Cơ thể bị nhiễm lạnh sẽ gây ra những bệnh về đường hô hấp, cảm cúm và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người. Chúng ta nên mặc đủ ẩm, đặc biệt là giữ ấm cổ và ngực. Đối với trẻ em các mẹ cần lưu ý giữ ấm cho trẻ đúng cách. Cơ thể trẻ em thường có thân nhiệt cao, dễ ra mồ hôi, do đó các mẹ cần chú ý khi trẻ ra mồi hôi cần được lau khô và thay quần áo khác tránh trường hợp mồ hôi ngấm ngược vào cơ thể khiến bé bị nhiễm lạnh.
Ngủ nhiều hơn
Theo y học cổ truyền phương Đông thì cơ thể chúng ta vào mùa thu và mùa đông cần được ngủ nhiều hơn so với mùa xuân và mùa hè. Thông thường thời gian ngủ tốt nhất vào mùa xuân và mùa hè là 8 tiếng thì mùa Đông và mùa Thu các bạn nên ngủ 10 tiếng mỗi ngày.
Thực phẩm cho mùa đông
Môi trường sống và các thực phẩm chúng ta ăn có thể tạo nên sự mất cân bằng trong cơ thể. Vào mùa đông, thời tiết hanh khô làm cho cơ thể chúng ta hay bị thiếu nước, da dẻ bị khô do đó cần phải bổ sung nước thường xuyên cho cơ thể. Bên cạnh đó thì việc vận động ít trong mùa đông, dẫn đến cơ thể mất ít năng lượng hơn mùa hè, chúng ta nên chủ động cắt giảm lượng thức ăn để tránh tình trạng tăng cân. Vào mùa đông nên sử dụng các loại thực phẩm làm ấm trong các bữa ăn, tránh ăn các thực phẩm lạnh để hạn chế khả năng mất cân bằng do thời tiết lạnh. Các loại thảo dược và thực phẩm làm ấm cơ thể như gừng, tỏi, quế, thức ăn cay, khoai lang, bí, súp, thịt cần được tăng cường bổ sung để giúp cơ thể giữu được cân bằng do sự thay đổi của thời tiết.
Rửa tay thường xuyên
Thời tiết lạnh khiến cho việc vệ sinh cá nhân của mỗi chúng ta hơi khó khăn. Song song với đó, vào mùa đông chúng ta thường ở trong nhà nhiều hơn và tiếp xúc nhiều hơn với người khác. Điều này dẫn đến cơ thể chúng ta dễ bị nhiềm khuẩn, cảm lạnh và cảm cúm hơn. Rửa tay thường xuyên và tránh chạm tay vào mặt nhiều là biện pháp bảo vệ cơ thể bạn trong mùa đông hiệu quả.
Giảm căng thẳng
Khi cơ thể bị căng thẳng nó sẽ có ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe. Với áp lực của cuộc sống hiện đại như hiện nay thì con người chúng ta dễ lâm vào tình trạng căng thẳng. Tìm cách thư giãn và giải tỏa căng thẳng như tập yoga, thiền, các liệu pháp thư giãn đơn giản sẽ giúp chúng ta cân bằng được cơ thể hơn. Đôi khi chúng ta cần sống chậm lại một cách tự nhiên, sẽ giúp tâm chúng ta sẽ tĩnh và hài hòa hơn.
Châm cứu
Theo PGS.TS Tạ Thị Tĩnh – giảng viên khoa Y học cổ truyền Trường Đại học Lương Thế Vinh cho biết, phương pháp y học cổ truyền châm cứu có thể giúp chúng ta ngăn ngừa và điều trị một số bệnh. Đặc biệt vào mùa đông, việc châm cứu có thể ngăn ngừa các bệnh thường gặp như cảm lạnh, cảm cúm thông qua việc tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể. Châm cứu giúp lưu thông máu và năng lượng cho các lớp tế bào, cơ bắp, bảo vệ cơ thế khỏi sự xâm nhập của vi rút và vi khuẩn có hại.