Cảnh giác với bệnh lây nhiễm từ thú cưng

Thứ tư, 02/11/2022 | 13:35
Theo dõi ULTV trên

Ngày nay rất nhiều gia đình có nuôi vật nuôi trong nhà như chó, mèo, chim, chuột... Không chỉ là những con thú cưng trong nhà, vật nuôi còn trở thành những người bạn thân thiết của trẻ. Song chúng ta cũng phải biết cách phòng tránh những bệnh lây nhiễm từ vật nuôi.

Theo các chuyên gia ngành Bác sỹ thú y của trường ĐH Lương Thế Vinh cho biết, cũng như con người, vật nuôi cũng mang những mầm bệnh trên mình và có thể lây truyền mầm bệnh đó cho những người sống chung. Đối tượng dễ bị lây nhiễm nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, vì ở độ tuổi này hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên dễ bị nhiễm và khi phát bệnh sẽ nặng hơn ở người lớn. 

xóa 34
Những bệnh truyền nhiễm từ vật nuôi

Những bệnh truyền nhiễm từ vật nuôi

Nhiễm Campylobacter

Thường gây triệu chứng đau bụng, tiêu chảy và sốt. Vi khuẩn này thường trú ngụ trong đường ruột của chó, mèo, chim. Khi nhiễm thường rất dễ lây lan cho những người trong gia đình và lây nhiễm cho những trẻ cùng học chung ở nhà trẻ, mẫu giáo. Điều trị bệnh bằng cách dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.

Bệnh mèo quào

Xảy ra khi đứa trẻ bị mèo nhiễm khuẩn Bartonella henselae quào hoặc cắn vào cơ thể. Triệu chứng bao gồm sưng và đau hạch, sốt, nhức đầu, mệt mỏi. Bệnh thường khỏi mà không cần điều trị, trừ một số trường hợp nặng phải dùng kháng sinh mới khỏi bệnh.

Bệnh dại

Đây là một bệnh rất nguy hiểm. Khi trẻ bị chó hoặc mèo nhiễm bệnh cắn phải, vi rút dại có trong nước bọt của chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể trẻ qua vết cắn. Trẻ bị nhiễm vi rút dại có nguy cơ tử vong cao nếu không can thiệp kịp thời. Khi bị chó hoặc mèo nghi ngờ nhiễm dại cắn, nên đưa trẻ đi tiêm ngừa và theo dõi vật nuôi ít nhất 10 ngày sau khi bị cắn.

Bệnh do ấu trùng giun đũa chó ở người

Đây là bệnh truyền nhiễm mà nguồn lây chính là từ chó nuôi trong nhà có mang mầm bệnh, nhất là chó con.

ừ chó, sau khi trứng giun được thải ra theo phân, chúng phát triển thành trứng có phôi, nó tồn tại rất lâu ở môi trường bên ngoài, có thể trong nhiều tháng và chính những trứng có phôi này là tác nhân lây nhiễm cho người. Khi chúng ta ăn phải thức ăn, nước uống chứa trứng có phôi của ấu trùng giun đũa, khi đó trở thành người nhiễm bệnh.

Bệnh nấm biểu bì

Trẻ có thể bị nhiễm nấm khi chơi chung với chó, mèo. Bệnh biểu hiện bởi những mảng da đỏ, có bờ gồ ghề và sáng ở trung tâm, vùng da xung quanh khô và đóng vẩy. Bệnh điều trị bằng các loại thuốc kháng nấm dạng dầu gội, gel hoặc thuốc uống.

>>> Đọc thêm: Những tố chất cần có của sinh viên ngành Bác sỹ thú y 

Cách phòng tránh, lây nhiễm bệnh từ vật nuôi

Các Bác sỹ thú y khuyến cáo:

- Luôn rửa sạch tay, đặc biệt là sau khi chơi với vật nuôi, cầm nắm thức ăn của chúng hoặc sau khi cọ rửa chuồng thú nuôi. Khi cọ rửa hoặc dọn chất thải của vật nuôi, nên mang găng kỹ càng

- Hạn chế hôn hít vật nuôi cũng như ăn cùng chúng

- Không cho vật nuôi chơi ở gần khu vực chế biến thức ăn

- Không nhận nuôi những vật nuôi hoang dã, không rõ nguồn gốc.

- Nên tiêm ngừa đầy đủ cho vật nuôi trong nhà

img_3712-223827
Ngành Bác sỹ thú ý tại Trường đại học Lương Thế Vinh

Ngành Bác sỹ thú ý tại Trường đại học Lương Thế Vinh

Bác sĩ thú Y là một trong những ngành đào tạo trọng điểm của Trường đại học Lương Thế Vinh. Sinh viên được đào tạo chính quy, được cấp chứng chỉ hành nghề sau khi ra trường. Tại đây các em được trang bị các kiến thức, có năng lực chuyên môn tốt trong chẩn đoán, phòng, trị và kiểm soát dịch bệnh cho vật nuôi; kiểm dịch, kiểm soát giết mổ và vệ sinh an toàn thực phẩm để bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và môi trường sinh thái. Nắm vững những kiến thức cơ bản về lĩnh vực chăn nuôi, thú y để có thể làm việc tại các cơ quan nghiên cứu, tại các doanh nghiệp chăn nuôi lớn và nhỏ; các thành phần kinh tế khác với nhiệm vụ trực tiếp tham gia kỹ thuật về chăn nuôi thú y, làm việc tại các cửa hàng thú y, trạm thú y xã, huyện, tỉnh; tham gia các công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc và gia cầm.

Nếu bạn yêu thích ngành Bác sỹ thú y và cần tư vấn về ngành học này, vui lòng liên hệ Trường đại học Lương Thế Vinh để được tư vấn kỹ lưỡng hơn.

Địa chỉ: Đường Cầu Đông, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định

Điện thoại tư vấn: 03.5982.5982  -  038.259.8259

Học ngành Thú y có thể làm việc trong lĩnh vực nào ngoài khám chữa bệnh?

Học ngành Thú y có thể làm việc trong lĩnh vực nào ngoài khám chữa bệnh?

Khi nói đến ngành Thú y, nhiều người chỉ nghĩ đến việc chữa bệnh cho vật nuôi. Nhưng thực tế, ngành học này còn mở ra rất nhiều hướng đi khác nhau, từ nghiên cứu, kiểm dịch đến quản lý trang trại, kinh doanh hay giảng dạy, mang lại cơ hội nghề nghiệp phong phú.
Ngành bác sĩ thú y: Nhu cầu cao nhưng vẫn thiếu hụt nhân lực trầm trọng

Ngành bác sĩ thú y: Nhu cầu cao nhưng vẫn thiếu hụt nhân lực trầm trọng

Hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành chăn nuôi, vai trò của bác sĩ thú y ngày càng quan trọng. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy một nghịch lý đáng lo ngại: Số lượng bác sĩ thú y được đào tạo và tốt nghiệp hàng năm vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường lao động.
Đào tạo Online từ xa kết hợp vừa làm vừa học Đại học ngành Bác sĩ Thú Y

Đào tạo Online từ xa kết hợp vừa làm vừa học Đại học ngành Bác sĩ Thú Y

Bác sĩ Thú y là ngành đào tạo, nghiên cứu chuyên môn về ngành thú y, khả năng thực hiện các thao tác trong hệ thống các phòng LAB, chẩn đoán và phòng trị bệnh cho động vật.
Trường Đại học Lương Thế Vinh tuyển sinh đào tạo Đại học ngành Bác sĩ Thú y

Trường Đại học Lương Thế Vinh tuyển sinh đào tạo Đại học ngành Bác sĩ Thú y

Ngành Thú y (tiếng Anh là Veterinary Medicine) là ngành học chuyên nghiên cứu về thú y, có tiềm năng phát triển lớn khi Bác sĩ Thú Y đang thiếu hụt trầm trọng để cung ứng cho các Công ty chăn nuôi, cơ sở khám chữa bệnh cho vật nuôi.
Đăng ký trực tuyến