Chỉ tiêu xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022 của các trường giảm mạnh

Thứ ba, 22/02/2022 | 08:14
Theo dõi ULTV trên

Năm 2022 nhiều trường đại học thay đổi phương thức tuyển sinh, dự kiến năm nay chỉ tiêu xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông giảm kỷ lục.

Tại sao chỉ xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT giảm?

Cùng với việc đa dạng phương thức tuyển sinh đại học cao đẳng, năm 2022 các trường đã có sự liên kết chặt chẽ hơn trong việc sử dụng kết quả dùng chung trong các kỳ thi riêng. Việc giảm chỉ tiêu xét tuyển dựa trên điểm thi Tốt nghiệp THPT và tăng cường sử dụng chung kết quả thi tuyển sinh là xu hướng tất yếu, phù hợp với quốc tế. Ngoài việc giúp tiết kiệm được chi còn đảm bảo chất lượng đầu vào, giúp học sinh không phải tham dự quá nhiều kỳ thi như giai đoạn trước năm 2002, khi mỗi trường đại học đều tự tổ chức thi riêng.

Chỉ tiêu xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022 của các trường giảm mạnh
Chỉ tiêu xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022 của các trường giảm mạnh

Theo thống kê của một số trường công bố phương án tuyển sinh sớm, có trường chỉ tiêu dành cho xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT giảm xuống 10 – 15%, còn lại chỉ tiêu phân bổ cho các phương thức xét tuyển khác. Bởi đó, các chuyên gia dự báo điểm chuẩn của phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 vẫn tiếp tục ở mức cao.

Cụ thể chỉ tiêu xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2022 dự kiến của một số trường đại học như sau: 

HĐTS Đh Bách khoa Hà Nội vừa đưa ra phương thức tuyển sinh dự kiến hệ đại học chính quy năm 2022. Theo đó, trường dành 10 – 20% chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, 60 – 70% tổng chỉ tiêu bằng hình thức xét kết quả kỳ thi đánh giá tư duy do trường tổ chức và 20 – 30% chỉ tiêu xét tuyển bằng phương thức xét tuyển tài năng.

ĐH Kinh tế Quốc dân thông báo sẽ phối hợp với ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực học sinh THPT vào tháng 5/2022 để làm phương thức tuyển sinh. Thời gian tới, trường sẽ công bố số lượng chỉ tiêu và tỷ lệ xét tuyển theo từng phương thức xét cụ thể.

Năm 2022, ĐH Công nghệ Giao thông vận tải tuyển sinh 3.000 chỉ tiêu, bằng 4 phương thức là xét tuyển thẳng, xét kết quả thi tốt nghiệp THPT, xét kết quả học tập 3 năm THPT và xét kết quả thi ĐG tư duy do ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức.

Đại diện ĐH Xây dựng Hà Nội cũng công bố, phương thức tuyển sinh của trường năm 2022 là khoảng 30% chỉ tiêu cho xét tuyển kết quả kỳ thi đánh giá tư duy do ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức. Còn lại 70% là chỉ tiêu cho phương thức xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Chỉ tiêu xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022 của các trường giảm mạnh
Chỉ tiêu xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022 của các trường giảm mạnh

Nhiều năm trở lại đây, ở phía Nam từ, các trường cũng đồng loạt giảm chỉ tiêu xét tuyển từ điểm thi tốt nghiệp THPT, thay thế bằng xét kết quả bài thi ĐGNL do Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức. Cụ thể:

Năm 2022, ĐH Khoa học tự nhiên - ĐH Quốc gia TP.HCM dự kiến tuyển sinh hơn 3.600 chỉ tiêu.  Các phương thức tuyển sinh gồm: xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT; xét kết quả kỳ thi ĐGNL do Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức, xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT.

ĐH Bách khoa - Đh Quốc gia TP.HCM dự kiến tuyển sinh hơn 5.000 sinh viên trong năm 2022. Các phương thức tuyển sinh gồm: tuyển thẳng theo quy chế của Bộ GD&ĐT; ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐH Quốc gia TP.HCM; xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022; xét kết quả kỳ thi ĐGNL của Đại học Quốc gia TP.HCM năm 2022; xét chứng chỉ tuyển sinh quốc tế hoặc thí sinh người nước ngoài, xét học lực kết hợp phỏng vấn.

Đối với các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh, trường quy định thí sinh dự tuyển phải đạt điều kiện tiếng Anh tối thiểu IELTS 4.5 hoặc tương đương, hoặc vượt qua kỳ thi sơ tuyển tiếng Anh của nhà trường.

Năm 2022ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM dự kiến xét tuyển theo 4 phương thức gồm: kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT; xét học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn; xét tuyển học bạ tổng điểm trung bình 3 học kỳ THPT; xét kết quả kỳ thi ĐGNL do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức.

Các tân binh là nên nắm chắc những thông tin tuyển sinh này, để có chiến lược học tập cũng như lựa chọn trường, ngành nghề hợp lý.

xem thêm: https://ultv.edu.vn/

 

Định hướng lựa chọn môn thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Sự chuẩn bị và mong đợi từ học sinh và nhà trường

Định hướng lựa chọn môn thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Sự chuẩn bị và mong đợi từ học sinh và nhà trường

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 với cấu trúc 4 môn thi đang đặt ra nhiều thách thức và cơ hội cho học sinh. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ các đơn vị giáo dục, cùng định hướng tuyển sinh rõ ràng sẽ giúp học sinh tự tin hơn trong lựa chọn và đạt được kết quả như mong đợi.
Tuyển sinh đại học 2025: Thí sinh có nên tham gia nhiều kỳ thi riêng?

Tuyển sinh đại học 2025: Thí sinh có nên tham gia nhiều kỳ thi riêng?

Trong dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) dự kiến yêu cầu các trường tổ chức kỳ thi riêng như đánh giá năng lực, tư duy phải nộp dữ liệu điểm để phục vụ việc xét tuyển chung.
Thay đổi trong tổ hợp môn xét tuyển đại học 2025: Thí sinh nên chuẩn bị như thế nào?

Thay đổi trong tổ hợp môn xét tuyển đại học 2025: Thí sinh nên chuẩn bị như thế nào?

Năm 2025, thế hệ thí sinh đầu tiên học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ dự thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học theo những quy định mới. Sự thay đổi trong các tổ hợp môn xét tuyển đã gây không ít bối rối và áp lực cho thí sinh.
Tuyển sinh đại học 2025: Cần điều chỉnh kịp thời để đáp ứng thực tiễn

Tuyển sinh đại học 2025: Cần điều chỉnh kịp thời để đáp ứng thực tiễn

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh, điều chỉnh việc xét tuyển sớm là một bước cần thiết nhằm đảm bảo công bằng và chất lượng trong tuyển sinh, đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của xã hội và yêu cầu từ các trường đại học. Trong đó, việc quy về một thang điểm chung đang được xem là giải pháp quan trọng.
Đăng ký trực tuyến