Chương trình lớp 10 mới được áp dụng tạo ra rất nhiều cơ hội nhưng cũng đồng thời cũng đem đến nhiều thách thức cho nhiều trường THPT như thừa, thiếu giáo viên cục bộ; đối diện nguy cơ vỡ trận ở khâu tổ chức môn học.
Chương trình lớp 10 mới được áp dụng tạo ra rất nhiều cơ hội nhưng cũng đồng thời cũng đem đến nhiều thách thức cho nhiều trường THPT như thừa, thiếu giáo viên cục bộ; đối diện nguy cơ vỡ trận ở khâu tổ chức môn học.
Chương trình giáo dục phổ thông mới bậc THPT đang được gấp rút triển khai ở khối lớp 10 và đưa vào áp dụng trong năm học 2022 - 2023 (tức là chỉ còn 5 tháng nữa). Chương trình mới này sẽ tạo điều kiện cho học sinh được chọn các môn học theo sở thích, theo năng lực, nguyện vọng của bản thân tuy nhiên việc này cũng dẫn nhiều khó khăn cho phía các trường học, đặc biệt là dẫn đến nguy cơ thừa, thiếu giáo viên cục bộ.
Theo như chương trình đổi mới, học sinh lớp 10 sẽ giảm được nhiều môn học, trong đó các em phải học đủ bảy môn và hoạt động giáo dục bắt buộc gồm Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng an ninh, Hoạt động trải nghiệm - hướng nghiệp, Nội dung giáo dục của địa phương. Bên cạnh đó, các học sinh được tự do lựa chọn 5 môn học khác trong ba nhóm môn: Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật); Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học); nhóm môn Công nghệ và Nghệ thuật (Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật - Âm nhạc và Mỹ thuật). Các em phải chọn ở mỗi nhóm chọn ít nhất một môn.
Đánh giá tính ưu việt của chương trình lớp 10 mới, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng đây là những thay đổi cần thiết để hướng đến một nền giáo dục tiên tiến, có tính hội nhập quốc tế cao và đem lại sự phát triển toàn diện cho học sinh. Đặc biệt là công tác giáo dục gắn liền với hướng nghiệp.
Ủng hộ chương trình đổi mới giáo dục, Tiến sĩ giáo dục Lương Thị Tâm Uyên, trường Trung học phổ thông Sài Gòn còn cho rằng giáo dục phổ thông hiện nay đang xảy ra tình trạng mất cân bằng giữa kiến thức và kỹ năng sống, hiện đang nặng về lý thuyết khiến nhiều học sinh mãi miết học thêm để chạy đua với các cuộc thi, đôi khi áp lực này khiến cho các em chệch hướng, định hướng sai về tương lai của bản thân. Tiến sĩ cũng cho biết hiện trường Trung học phổ thông Sài Gòn đang đẩy mạnh xây dựng chương trình đào tạo dựa trên quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo song hành với định hướng nghề nghiệp sớm theo 2 phân ban chính đó là: Khoa học tự nhiên – Công nghệ; Y Dược và Khoa học xã hội – nhân văn và Quản trị – Kinh doanh. Bà cũng tin rằng đây là hướng đi đúng đắn và hợp thời của trường.
Theo thống kê của ban tuyển sinh đại học trường đại học Lương Thế Vinh có hơn 100 cách chọn tổ hợp môn học nếu vận dụng quy tắc chọn môn học trên . Thầy Trần Minh Khương, chuyên viên đào tạo của trường nhận định, với cách làm này rất dễ dẫn đến tình trạng có nhiều học sinh cùng lựa chọn một môn học hoặc ngược lại vì thế rất dễ gây ra tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ đứng lớp ở một số môn học. Ví như môn Nghệ thuật, gồm Âm nhạc và Mỹ thuật lần đầu xuất hiện trong chương trình lớp 10 - khiến nhiều trường lo nhất về khả năng thiếu giáo viên.
Nhiều hiệu trưởng cảnh báo nguy cơ vỡ trận chương trình lớp 10 mới ở khâu lựa chọn môn học và có dự định "gợi ý" các tổ hợp sẵn có. Tuy nhiên, việc này trái với tinh thần của chương trình phổ thông mới là cho học sinh được chọn môn theo sở thích, năng lực.
Đến nay, nhiều địa phương phản ánh về việc thiếu giáo viên dạy theo chương trình mới. Bên cạnh khả năng thiếu nhân sự, chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ là thách thức lớn với các trường khi thời gian tập huấn không còn nhiều.
Hiệu trưởng một trường THPT ngoại thành ở TP HCM cho biết, trước đây, giáo viên đã quen với bài giảng, giáo án cũ. Khi chương trình, sách giáo khoa và yêu cầu năng lực cần đạt của học sinh đều đổi mới, nhiều giáo viên sẽ không theo kịp.