Trong Chương trình lớp 10 mới được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai đưa vào áp dụng từ năm học 2022 – 2023 có rất nhiều đổi mới. Tuy nhiên trong quá trình triển khai vẫn gặp phải rất nhiều khó khăn.
Trong Chương trình lớp 10 mới được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai đưa vào áp dụng từ năm học 2022 – 2023 có rất nhiều đổi mới. Tuy nhiên trong quá trình triển khai vẫn gặp phải rất nhiều khó khăn.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng và công bố chương trình giáo dục phổ thông mới vào cuối năm 2018, trong đó Bộ cũng đã phân chia rõ quá trình đổi mới chương trình giáo dục thành hai giai đoạn gồm Giáo dục cơ bản từ lớp 1 đến 9 và Giáo dục định hướng nghề nghiệp dành cho chương trình đào tạo lớp 10 đến 12. Chương trình này sẽ thay thế chương trình hiện hành đã áp dụng từ 2006 và bắt đầu triển khai từ năm học 2022-2023.
Trong chương trình lớp 10 mới này, có rất nhiều đổi mới. Học sinh thay vì phải học 17 môn và hoạt động giáo dục tính cả môn tự chọn là 18 môn trong chương trình hiện hành, thì với chương trình học mới này, các em học sinh sẽ học ít môn hơn và được lựa chọn theo năng khiếu, sở thích của mình.
Trong đó, có 7 môn học sinh phải học bắt buộc gồm Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng an ninh, Hoạt động trải nghiệm - hướng nghiệp, Nội dung giáo dục của địa phương.
Năm môn khác từ các em học sinh có thể đăng ký tự chọn thuộc ba nhóm môn: Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật); Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học); nhóm môn Công nghệ và Nghệ thuật (Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật - Âm nhạc và Mỹ thuật), trong đó mỗi nhóm chỉ được chọn ít nhất một môn, đây được coi là điểm hoàn toàn mới so với hiện tại, tạo điều kiện phát triển và định hướng nghề nghiệp rất cao.
Theo các chuyên gia giáo dục, cụ thể thầy Trần Minh Khương – THS, Chuyên viên đào tạo trường đại học Lương Thế Vinh thì nếu đúng lý thuyết, để học sinh tự lựa chọn, tổng cộng có tất cả 108 cách chọn trong năm môn này. Một số môn có thể rơi vào tình trạng ít được các em trong cùng một trường lựa chọn.
Thế mạnh của chương trình đào tạo lớp 10 mới này, sinh viên có thể phát triển tối đa năng lực, sở thích, nguyện vọng của bản thân, các em có thể lựa chọn ba cụm chuyên đề sao cho phù hợp với nguyện vọng bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường. Cụ thể, mỗi môn học Ngữ văn, Toán, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật.
Có một số chuyên đề tạo thành cụm chuyên đề của môn học, nhằm thực hiện yêu cầu phân hóa sâu, giúp học sinh tăng kiến thức và kỹ năng thực hành để giải quyết các vấn đề thực tiễn, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp. Riêng môn học Ngữ văn lớp 10, các em cũng đã có thể chọn các chuyên đề: Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học dân gian; Sân khấu hóa tác phẩm văn học; Đọc, viết và giới thiệu một tập thơ, truyện ngắn hoặc tiểu thuyết. Hơn nữa, ngoài các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc và lựa chọn trên, chương trình ngữ văn lớp 10 còn có hai môn tự chọn là Tiếng dân tộc thiểu số và Ngoại ngữ 2. Như vậy chỉ trong trường trình học phổ thông thôi, các em học sinh học sinh đã có thể tiếp cận rất sâu về ngành văn học, nghiên cứu về những đề tài, những lĩnh vực mà các em thật sự có hứng thú. Với chương trình đào tạo mới này, sẽ giúp ích rất lớp trong việc kích thích sự hứng thú và khả năng tự học của học sinh.
Dù học sinh được lựa chọn môn học, chương trình mới cho phép các trường xây dựng tổ hợp môn học từ ba nhóm môn và chuyên đề nói trên để vừa đáp ứng nhu cầu người học, vừa đảm bảo phù hợp với điều kiện đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của trường.
Đặc biệt, trong chương trình đổi mới này, học sinh lớp 10 sẽ không phải học Lịch sử hay Vật lý nếu các em không muốn, nhưng có thể chọn thêm Âm nhạc và Mỹ thuật.
Về thời lượng giáo dục, mỗi ngày học sinh sẽ học một buổi, mỗi buổi không quá năm tiết, mỗi tiết 45 phút, tương tự hiện nay. Tuy nhiên, chương trình mới cũng khuyến khích các trường dạy học hai buổi/ngày theo hướng dẫn của Bộ. Học sinh sẽ học 29 tiết mỗi tuần trong năm lớp 10, thấp hơn mức 29,5+ theo chương trình hiện hành.
Chương trình mới được đánh giá khoa học, hiện đại, dù sẽ khiến các trường học và địa phương gặp khó khăn ban đầu.
Tháng 8/2021, tại hội nghị tổng kết năm học 2020-2021 của Bộ GD&ĐT, một số tỉnh, thành cũng cho rằng có nhiều khó khăn khi triển khai chương trình lớp 10 mới trong năm học tới do quá trình chuẩn bị bị ảnh hưởng bởi Covid-19.
GS Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An cho rằng: Chương trình mới có những ưu điểm rõ ràng so với cũ. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là cách triển khai như thế nào cho hợp lý, hiệu quả trong thực tiễn, và nhận định hai điều tiên quyết là đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất.
Hiện giáo viên các trường sư phạm vẫn đào tạo theo chương trình hiện hành chứ chưa triển khai theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong khi đó, đội ngũ dạy theo chương trình mới cần được đào tạo, bồi dưỡng rất sát sao mới có thể tự tin, vững vàng triển khai. Chương trình mới có thêm những môn lựa chọn mang tính định hướng nghề nghiệp như môn Nghệ thuật (Âm nhạc và Mỹ thuật). Môn này trước đây không có ở bậc THPT nên khi triển khai sẽ thiếu giáo viên. Việc để học sinh lựa chọn môn học cũng dẫn đến tình trạng thừa thiếu cục bộ giáo viên ở một số môn, điều này đòi hỏi các trường phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, có lộ trình và thực hiện từng bước.
Về cơ sở vật chất, chính phủ đã có đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non, phổ thông giai đoạn 2017-2025. Đề án có nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ các địa phương khó khăn, đồng thời tạo cơ sở pháp lý và trách nhiệm để huy động các nguồn lực bảo đảm cơ sở vật chất trường, lớp học.