Hải đồng bì - vị thuốc y học cổ truyền và những bài thuốc trị bệnh hiệu quả

Thứ sáu, 07/02/2025 | 16:36
Theo dõi ULTV trên

Hải đồng bì, còn được biết đến với các tên gọi như thích đồng bì hay mộc miên đồng bì. Loài cây này là vỏ cây vông nem, được tìm thấy rộng rãi khắp Việt Nam. Trong đông y, vỏ hải đồng bì được đánh giá cao về công dụng chữa bệnh, đặc biệt trong việc điều trị những chứng bệnh liên quan đến phong thấp, nhức mỏi cơ thể.

hải đồng bì

Theo các tài liệu y học cổ truyền, hải đồng bì có vị đắng, cay, tính ôn, quy kinh can, có tác dụng khư phong, thông lạc, hóa thấp và sát trùng. Người ta thường dùng vỏ hải đồng bì trong các trường hợp đau lưng đùi do phong thấp, nhức mỏi chân tay, hay thậm chí trong điều trị các vấn đề về kinh nguyệt và phụ nữ sau sinh.

Hải đồng bì phân bố rộng rãi từ Đông Á đến Phi châu nhiệt đới, được tìm thấy nhiều ở các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Philippin. Tại Việt Nam, cây thường gặp trong các bụi rắm ven biển, khu vực gần rừng ngậu mặn hoặc trên các tuyến đường làng, đường phố. Người ta thường thu hái vỏ cây quanh năm, chọn vỏ to dày, phơi khô làm thuốc.

Trong điều trị, hải đồng bì được dùng trong nhiều phương thuốc hiệu quả. Đối với những trường hợp đau lưng, đau khớp do phong thấp, các thầy thuốc thường dùng vỏ hải đồng bì sắc uống hoặc ngâm rượu. Đối với những người trẻ bị chậm nói, các thành phần bổ cốt chỉ, đương quy, mẫu đơn bì, thục địa kết hợp với hải đồng bì để sắc uống có thể góp phần hỗ trợ khả năng ngôn ngữ của trẻ. Trong điều trị phong ngứa, người ta tán bột hải đồng bì kết hợp xà sàng tử trộn với mỡ heo để thoa bên ngoài da.

Hải đồng bì còn được sừ dụng trong chữa tay chân co rút, đau nhức răng, kinh nguyệt không đều, hoặc điều trị rắn cắn, rết cắn bằng cách dùng vỏ cây giã nát đắp lên vết thương. Đây là những ứng dụng phong phú và giá trị của loài cây này trong y học cổ truyền, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ và tăng cường sức khỏe con người.

Dưới đây là một số bài thuốc Đông y có sử dụng hải đồng bì, được chia sẻ bởi Tiến sĩ Hoàng Ngọc Hà – Giảng viên Y học cổ truyền, Trường Đại học Lương Thế Vinh:

1. Trị đau lưng, đau đùi do phong thấp

Thành phần: Hải đồng bì 16g.

Cách dùng: Sắc nước uống hoặc ngâm rượu dùng hàng ngày.

2. Trị đau nhức xương khớp do phong thấp

Thành phần: Hải đồng bì, cỏ chân chim, kê huyết đằng, phòng kỷ, ý dĩ sao, ngưu tất, mỗi vị 15g.

Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày một thang.

3. Trị trẻ nhỏ chậm nói

Thành phần: Bổ cốt chỉ 0,4g, đương quy 0,8g, hải đồng bì 0,8g, mẫu đơn bì 0,8g, ngưu tất 0,8g, sơn thù 0,4g, thục địa 0,8g.

Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày một thang.

4. Chữa phong ngứa, dị ứng ngoài da

Thành phần: Hải đồng bì, xà sàng tử (lượng bằng nhau).

Cách dùng: Tán bột, trộn với mỡ heo, xức lên vùng da bị tổn thương.

5. Trị tay chân co rút

Thành phần: Hải đồng bì, đương quy, mẫu đơn bì, thục địa, ngưu tất, mỗi thứ 30g; sơn thù du, bổ cốt chỉ, mỗi thứ 15g.

Cách dùng: Tán bột, mỗi lần dùng 3g, sắc cùng củ hành trắng và 2 chén nước, đun còn 1 bát, uống nóng trước bữa ăn.

6. Chữa đau răng

Thành phần: Hải đồng bì.

Cách dùng: Sắc nước ngậm nhiều lần trong ngày.

7. Trị rong kinh, kinh nguyệt không đều

Thành phần: Hoa hải đồng bì 30g.

Cách dùng: Sắc nước uống mỗi ngày.

8. Hỗ trợ phụ nữ sau sinh bị choáng đầu, mờ mắt

Thành phần: Vỏ hải đồng bì già, lá mần tưới, vỏ màn chầu, ngưu tất, mỗi vị 10-15g.

Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày một thang.

9. Chữa rết hoặc rắn cắn

Thành phần: Hải đồng bì tươi.

Cách dùng: Giã nát, đắp lên vết cắn.

Hải đồng bì là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền với nhiều công dụng trị bệnh, đặc biệt là trong điều trị phong thấp, đau nhức xương khớp, bệnh ngoài da và các chứng bệnh về thần kinh. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tối ưu, cần sử dụng đúng liều lượng và theo hướng dẫn của chuyên gia. Với những tiềm năng trong y học hiện đại, hải đồng bì hứa hẹn sẽ là một nguyên liệu quý giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý trong tương lai.

Hải đồng bì - vị thuốc y học cổ truyền và những bài thuốc trị bệnh hiệu quả

Hải đồng bì - vị thuốc y học cổ truyền và những bài thuốc trị bệnh hiệu quả

Hải đồng bì, còn được biết đến với các tên gọi như thích đồng bì hay mộc miên đồng bì. Loài cây này là vỏ cây vông nem, được tìm thấy rộng rãi khắp Việt Nam. Trong đông y, vỏ hải đồng bì được đánh giá cao về công dụng chữa bệnh, đặc biệt trong việc điều trị những chứng bệnh liên quan đến phong thấp, nhức mỏi cơ thể.
Cây phi lao và công dụng chữa bệnh trong y học cổ truyền

Cây phi lao và công dụng chữa bệnh trong y học cổ truyền

Cây phi lao (hay còn gọi là dương liễu) không chỉ có tác dụng chắn gió, bảo vệ đất đai, mà còn được trồng làm cây cảnh. Ít ai biết rằng, phi lao còn là một cây thuốc quý trong y học cổ truyền, đặc biệt là phần quả của nó, với những công dụng điều trị bệnh hiệu quả.
Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ công dụng chữa bệnh của dược liệu Khiếm thực

Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ công dụng chữa bệnh của dược liệu Khiếm thực

Khiếm thực từ lâu đã được coi là một vị thuốc quý trong Y học cổ truyền, được ví như "nhân sâm trong nước" bởi những công dụng tuyệt vời mà nó mang lại. Với những đặc tính nổi bật, khiếm thực thường xuyên xuất hiện trong các bài thuốc cổ phương nhằm bồi bổ sức khỏe, hỗ trợ điều trị một số bệnh lý và tăng cường sinh lực cho cơ thể.
Y học cổ truyền chia sẻ một số bài thuốc Đông y giúp hỗ trợ điều trị đau dạ dày

Y học cổ truyền chia sẻ một số bài thuốc Đông y giúp hỗ trợ điều trị đau dạ dày

Đau dạ dày là một trong những bệnh lý tiêu hóa phổ biến, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người. Trong Đông y, việc sử dụng các bài thuốc cổ truyền không chỉ giúp làm giảm triệu chứng mà còn hỗ trợ cải thiện chức năng tiêu hóa, ngăn ngừa biến chứng.
Đăng ký trực tuyến