Nhu cầu chăm sóc y tế cho người tập thể dục thể thao ở các phòng tập Gym, sân bóng đá, sân chơi Pickleball, Tennis ở Việt Nam đã thúc đẩy nhu cầu học ngành phục hồi chức năng để làm việc trong lĩnh vực Y học thể thao bài bản và chuyên nghiệp.
Nhu cầu chăm sóc y tế cho người tập thể dục thể thao ở các phòng tập Gym, sân bóng đá, sân chơi Pickleball, Tennis ở Việt Nam đã thúc đẩy nhu cầu học ngành phục hồi chức năng để làm việc trong lĩnh vực Y học thể thao bài bản và chuyên nghiệp.
Y học Thể Thao là gì?
Y học Thể Thao là một chuyên ngành trong y học với chức năng điều trị cũng như phòng chống các chấn thương liên quan tới thể dục và thể thao bao gồm: các vấn đề chấn thương về xương khớp và cơ bắp.
Các dạng Chấn Thương Thể Thao thường gặp gồm:
Bong gân, thường gây ra bởi việc kéo giãn quá mức hoặc rách dây chằng kết nối hai xương với nhau tại một khớp xương
Căng cơ, gây ra bởi việc kéo giãn quá mức hoặc rách cơ bắp hoặc gân, một dạng dây mô dày, kết cấu sợi nối xương với cơ bắp
Chấn thương đầu gối, có thể bao gồm từ việc giãn cơ quá mức đến rách cơ hoặc mô tại đầu gối, hoặc bất kỳ hình thức chấn động nào gây ra đau nhức hoặc khó khăn trong di chuyển đầu gối
Cơ bắp sưng lên, thường là hệ quả của chấn thương, gây ra đau nhức hoặc yếu cơ.
Rách gân Achilles, để lại hệ quả đau buốt đột ngột và khó khăn trong việc đi bộ. Gân này là đoạn gân to lớn và khỏe nhất trong cơ thể hỗ trợ cho các động tác đi bộ, chạy, và nhảy
Gẫy xương, là tình trạng vỡ xương có thể là hệ quả của việc ngã hoặc va đập mạnh trong các môn thể thao vận động
Trật khớp, có nghĩa là một đoạn xương đã bị đẩy văng ra khỏi hốc xương và cần được đặt về đúng vị trí. Thủ tục này được biết đến với cái tên là nắn chỉnh.
Chấn thương quai xoay có thể do việc sử dụng quá mức các cơ bắp và gân xung quanh khớp vai. Chấn thương ở quai xoay khiến cho một số hoạt động trở nên khó khăn hơn như với tay ra đằng sau hoặc vươn tay lên phía trên đầu.
Khi nào thì cần đến Y Học Thể Thao?
Bệnh nhân tìm kiếm sự điều trị của kỹ thuật viên phục hồi chắc năng y học thể thao vì vô số các lý do, bao gồm các vấn đề về cơ bắp và khớp, nâng cao thể lực, và các phương án phục hồi chức năng cho cơ thể.
Phục Hồi Chức Năng Thể Thao sau các chấn thương thể thao bao gồm một chương trình được thiết kế chi tiết và riêng biệt bởi kỹ thuật viên vật lý trị liệu phục hồi chức năng y học thể thao để phục hồi khả năng vận động của người bị chấn thương, cải thiện sự cân bằng, ổn định, hoặc giảm bớt cơn đau, tùy thuộc vào dạng chấn thương.
Y học thể thao được coi là một liệu pháp điều trị và phòng ngừa để hướng tới việc khôi phục và duy trì chức năng cơ thể bằng các phương pháp điều trị đúng lúc đúng thời điểm, tính đặc thù, tính thích hợp, tính kịp thời.
Tiến sĩ Y khoa Mai Mạnh Tuấn chia sẻ với Tạp chí khoa học và Công nghệ Y khoa thì người học ngành phục hồi chức năng có thể làm việc trong lĩnh vực y học thể thao do được cung cấp các kiến thức về y học cơ sở, y học hiện đại, kiến thức chuyên sâu về vật lý trị liệu phục hồi chức năng cơ thể. Cụ thể:
- Cung cấp kiến thức y học về ảnh hưởng thể dục thể thao đến cơ thể con người.
- Điều chỉnh và xây dựng nội dung kế hoạch huấn luyện, đảm bảo cho quá trình tập luyện với từng đối tượng vận động viên khác nhau như chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, hồi phục trong và sau tập luyện.
- Chẩn đoán, phòng ngừa và điều trị chấn thương, bệnh lý trong quá trình tập luyện gây nên trong quá trình tập luyện và thi đấu thể dục thể thao và áp dụng phương pháp điều trị, hồi phục,… hợp lý nhất để người tập nhanh bình phục và trở lại tập luyện, thi đấu.
- Áp dụng phương pháp thể dục để nâng cao thể trạng bệnh nhân, uốn nắn những lệch hình, giúp cho bệnh nhân những phản xạ mới và bỏ những phản xạ bệnh lý góp phần tích cực vào việc điều trị bệnh để phục hồi chức năng cơ thể toàn diện.