Hướng dẫn kỹ thuật đá bóng bằng má trong bàn chân cơ bản

Thứ sáu, 05/07/2024 | 14:33
Theo dõi ULTV trên

Kỹ thuật đá bóng bằng má trong bàn chân là kỹ thuật được sử dụng nhiều trong thi đấu, đặc biệt là sử dụng để chuyền bóng ở cự li xa và trung bình, nhất là được thực hiện để sút phạt trực tiếp vào cầu môn đối phương hoặc đá phạt góc.

5.7.8

Nguyên lý kỹ thuật động tác sút bóng bằng má trong bàn chân

Để giúp các em học viên Trung tâm Đào tạo Bóng đá trẻ - Trường Đại học Lương Thế Vinh luyện tập kỹ thuật sút bóng bằng má trong bàn chân được nhuần nhuyễn dưới đây là nguyên lý kỹ thuật động tác sút bóng bằng má trong bàn chân gồm 5 giai đoạn như sau.

1. Giai đoạn chạy lấy đà.

Đối với kỹ thuật này điểm tiếp xúc bóng bằng má trong bàn chân nên khi chạy lấy đá thân người thường check với hướng bóng đi chừng 450. Khi chạy lấy đà, tốc độ tăng dần, bước ngắn, tần số cao để dễ điều chỉnh bước cuối cùng khi đặt chân trụ. Bước cuối cùng khi chuẩn bị đặt chân trụ phải dài để giảm độ lao của cơ thể về trước, tạo điều kiện thuận lợi cho giai đoạn tiếp. Do hướng chạy đà chếch như vậy nên thực tế thân người hơi ngã vào phía trong, đường chạy đà hơi vòng. Cự ly chạy lấy đà đối với dá bóng “chết” là khoảng 6 - 7 mét.

2. Giai đoạn đặt chân trụ.

Giai đoạn này có tác dụng là tạo thành điểm tựa vững chắc của trọng tâm cơ thể trong khi chuyển động ở tốc độ lớn để chân đá có thể tự do hoạt động. Đặt chân trụ trong kỹ thuật này là bẻ chân ra phía ngoài để mũi chân thẳng với hướng định đá bóng đi. Thứ tự đặt chân trụ là từ gót chân chuyển qua má ngoài rồi tới mũi bàn chân. Tư thế thân người nghiêng về phía chân trụ và hơi ngả về sau, đầu gối chân trụ hơi khuỵu để giữ thăng bằng. Trọng tâm cơ thể dồn vào chân trụ.

Vị trí chân trụ đặt cách bóng chừng 20 - 30 cm về phía bên và lùi về phía sau của bóng một chút (đường tiếp tuyến của bóng với mặt đất). Tất nhiên, tùy tầm vóc và đặc điểm của từng cầu thủ mà đặt chân trụ cho thích hợp.

ky thuat da bong bang ma trong ban chan

3. Giai đoạn vung chân lăng.

Do đường chạy đà hơi vòng và lệch hướng đá 450cho nên động tác vung chân  có khác khi đá bóng bằng lòng bàn chân.

Khi vung chân về sau, đùi hơi mở ra do ảnh hưởng của các cơ duỗi dạng và  xoay đùi ra ngoài (cơ mông lớn, mông nhỡ và mông bé). Đường vung chân về sau  hơi chếch về phía chân trụ. Để giữ thăng bằng cho cơ thể, tay đối diện với chân  lăng cũng đánh mạnh về sau, thân người ngả vặn đối lập với hướng vung chân tạo  cho tư thế cơ thể căng ra như hình cánh cung. 

Động tác vung chân về trước có quỹ đạo ngược chiều với hướng vung chân về sau lúc này bàn chân duỗi hết và hơi bẻ ra ngoài, chuẩn bị cho giai đoạn tiếp xúc  bóng. Động tác vung về trước làm cho đùi hơi khép lại và khi đùi gần tới phương  thẳng đứng thì đường chuyển động của chân gần như thẳng hàng với đường sút  bóng (tất nhiên lúc đó bàn chân vẫn bẻ ra ngoài). Tay đối diện với chân đá và thân  người gập xuống vừa làm nhiệm vụ giữ thăng bằng vừa hỗ trợ cho hoạt động của  cơ chân.

4. Giai đoạn tiếp xúc bóng.

Vị trí tiếp xúc của chân với bóng là cạnh trong của xương giữa bàn chân (tính  từ ngón cái tới phía trong mắt cá chân). Do đường vung chân khi đá má trong tạo  thành một mặt phẳng cắt mặt phẳng của đất bằng một góc nhọn nên má trong bàn  chân tiếp xúc với bóng cũng theo diện tiếp xúc hơi chếch. Bàn chân tuy bẻ ra ngoài  nhưng giữ ở tư thế vững chắc. Nhờ thế mà động tác đá vẫn mạnh và cổ chân không  bị chấn thương (do thả lỏng).

Mặc dù đường vung chân chếch nhưng má trong bàn chân tiếp xúc đúng phía  sau của bóng và lực đá vẫn thông qua tâm bóng về phía trước (đường vung chân  lúc này hầu như thẳng hướng về trước). 

Đường bóng đi xoáy như hình quả chuối.

5. Giai đoạn kết thúc.

Khi đá bóng đi thì tiếp tục đưa hông về trước. Chân đá sau khi vung về trước  thì hạ xuống đất tiếp tục bước một vài bước để giảm tốc độ chuyển động của cơ thể (thông thường sau khi tiếp xúc bóng, chân đá vung sẽ làm tư thế người hơi bị vặn  nên sau đó cần làm động tác thả lỏng để cơ bắp trở lại hoạt động nhẹ nhàng). Hai tay dang rộng tự nhiên để giữ thăng bằng cho cơ thể.

da bong bang ma trong ban chan

Chú ý khi sử dụng kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân

Một số sai lầm các cầu thủ hay mắc phải đặc biệt với các trung tâm đào tạo bóng đá trẻ khi luyện tập cho các em nhỏ thực hiện kỹ thuật đá bóng bằng má trong bàn chân.

- Đặt chân trụ xa bóng

- Chân trụ đặt quá cao và quá thấp so với bóng

- Mũi bàn chân trụ không trùng với hướng đá bóng đi

- Trọng tâm không dặt vào chân trụ, mất thăng bằng khiến bóng đi không chính xác

- Đầu gối không mở ra ngoài khiến bàn chân không vuông góc với chân trụ nên điểm tiếp xúc của bàn chân không đi qua tân bóng làm cho bóng xoáy và bay chệch hướng

- Thân người trên ngả về phía trước hoặc ra sau quá nhiều nên bóng đi không theo ý muốn

Nguyên nhân

- Chưa hiểu rõ về  kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân. Mắt không quan sát bóng khi chuẩn bị đá

- Cảm giác bóng và sự phối hợp toàn thân chưa tốt. Cảm giác không gian chưa được chuẩn xác.

- Quá căng thẳng khi thực hiện kỹ thuật và sức mạnh cơ chân yếu.

Phương pháp khắc phục

- Xây dựng lại cho trẻ khái niệm về kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân. Tập mô phỏng thường xuyên các động tác chạy đà, đặt chân trụ và những động tác tiếp xúc bóng.

- Bố trí cho tập theo nhóm để cùng nhau sửa chữa những động tác sai.

- Tập đá bóng tại chỗ rồi lăn sệt vào các mục tiêu cố định trên sân hoặc trên tường.

Trên đây, là những kiến thức cơ bản của kỹ thuật đá bóng bằng má trong bàn chân, hy vọng sẽ giúp cho các bạn trẻ và các em thiếu nhi mới tập luyện có những kiến thức bổ ích để nâng cao kỹ thuật đá bóng của bản thân

Bảng phí dịch vụ thuê sân bóng đá cỏ nhân tạo Trường Đại học Lương Thế Vinh năm 2025

Bảng phí dịch vụ thuê sân bóng đá cỏ nhân tạo Trường Đại học Lương Thế Vinh năm 2025

Sân bóng đá cỏ nhân tạo Trường Đại học Lương Thế Vinh được đầu tư tháng 10 năm 2024 với 08 sân bóng 07 người, 1 sân bóng 09 người và 1 sân bóng 11 người cùng các tiện ích đường Pitch, nhà WC, phòng tắm, thay đồ đạt tiêu chuẩn Quốc gia.
Sân Bóng đá Trường Đại học Lương Thế Vinh thúc đẩy phong trào TDTT thành phố Nam Định

Sân Bóng đá Trường Đại học Lương Thế Vinh thúc đẩy phong trào TDTT thành phố Nam Định

Từ khi sân Bóng đá Trường Đại học Lương Thế Vinh đi vào hoạt động đã thu hút được các câu lạc bộ (CLB) bóng đá trong thành phố Nam Định đến luyện tập, và thúc đẩy mô hình bóng đá cộng đồng phát triển đáp ứng nhu cầu của người dân Thành Nam.
Tác động của mặt sân cỏ nhân tạo đến kỹ năng chơi bóng của trẻ em

Tác động của mặt sân cỏ nhân tạo đến kỹ năng chơi bóng của trẻ em

Mặt sân bóng đá nhân tạo không chỉ là không gian luyện tập an toàn mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến kỹ năng chơi bóng của trẻ em. Cùng tìm hiểu xem loại sân này tác động như thế nào đến sự phát triển toàn diện của các cầu thủ nhí!
Con đường phát triển chuyên nghiệp từ bóng đá thiếu nhi

Con đường phát triển chuyên nghiệp từ bóng đá thiếu nhi

Bóng đá không chỉ là môn thể thao giải trí, mà còn là con đường dẫn lối đến sự nghiệp chuyên nghiệp nếu được rèn luyện từ nhỏ. Với các trung tâm đào tạo uy tín như Trung tâm bóng đá thiếu nhi Trường Đại học Lương Thế Vinh, giấc mơ trở thành cầu thủ chuyên nghiệp không còn xa vời.
Đăng ký trực tuyến