Ngành Công nghệ phần mềm là gì? Tốt nghiệp có thể làm gì?

Thứ tư, 19/01/2022 | 16:39

Ngành Công nghệ thông tin đang thu hút nhiều thí sinh theo học, đặc biệt chuyên ngành công nghệ phần mềm? Sau khi ra trường có thể làm gì?

Công nghệ phần mềm là gì?
Công nghệ phần mềm là gì?

Công nghệ phần mềm là gì?

Công nghệ phần mềm hay Kỹ thuật phần mềm là ngành học thích hợp đối với những người công việc xây dựng, thiết kế phần mềm, tạo ra những sản phẩm có tính chất ứng dụng công nghệ thông tin cao, hiệu quả và tiết kiệm.

Hiểu rõ hơn thì công nghệ phần mềm toàn bộ quy trình công việc có hệ thống và định lượng rõ ràng vào việc Vận hành, Xây dựng và Phát triển cũng như Duy trì, Bảo trì phần mềm.

Theo học ngành này, sinh viên sẽ được đào tạo và học các kiến thức toán học (đối với các trường đại học / cao đẳng chính quy) về cấu trúc dữ liệu, mô hình lập trình, thuật toán,....

Chuyên sâu hơn là các mảng kiến thức về kiến trúc, quá trình công nghệ, quy chuẩn, chất lượng và bảo trì.

Ở phần này sinh viên cần phải nắm bắt và hiểu rõ môi trường nơi những hoạt động công nghệ đó triển khai, bao gồm quá trình thành lập và phát triển nhóm, đưa ra các chính sách, tìm hiểu thị trường cũng như những tác động ngược lại của thị trường kinh doanh, thương mại điện tử.

Công nghệ phần mềm trong công nghệ thông tin được chia ra nhiều nhánh ngành nhỏ, gồm có:  

  • Yêu cầu phần mềm
  • Thiết kế phần mềm
  • Phát triển phần mềm
  • Kiểm thử phần mềm
  • Bảo trì phần mềm
  • Quản lý cấu hình phần mềm
  • Quản lý kỹ nghệ phần mềm
  • Quy trình phát triển phần mềm
  • Chất lượng phần mềm
Học công nghệ phần mềm làm được gì?
Học công nghệ phần mềm làm được gì?

Học công nghệ phần mềm làm được gì?

Đối với những bạn theo học công nghệ phần mềm, môi trường và cơ hội việc làm của các bạn rất lớn. Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể đảm nhận các vị trí hấp dẫn như:

  • Chuyên viên tin học: Cơ hội được làm việc trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp.
  • Lập trình viên, Nhân viên kiểm thử, Quản trị hệ thống công nghệ thông tin: Đây là vị trí mà bạn có thể ứng cử vào làm trong bất kỳ doanh nghiệp phần mềm nào.
  • Nhà quản trị dự án về công nghệ thông tin; Kỹ sư phần mềm: Công ty giải pháp phần mềm luôn tìm kiếm những ứng viên tài năng trong lĩnh vực này (Thường thì nhà quản trị dự án ở cấp độ quản lý. Kỹ sư phần mềm thì có thể làm nhiều thứ hơn là lập trình viên)
  • Giảng viên, Chuyên viên nghiên cứu: Nơi công tác là  các Viện, Trung tâm nghiên cứu và các trường Đại học, cao đẳng đào tạo ngành này.
  • Ngoài ra bạn còn có thể tự nghiên cứu phát hành các ứng dụng, sản phẩm phần mềm để làm outsourcing (gia công phần mềm cho khách hàng) hoặc làm Startup công nghệ.

Với những vị trí công việc như vậy, thì ngành công nghệ phần mềm có thể khiến bạn hoàn toàn có thể trở thành:

  • Lập trình viên
  • Kỹ sư hệ thống, Kỹ sư kiểm thử, Kỹ sư chất lượng phần mềm
  • Nhà quản lý dự án phần mềm và công nghệ thông tin
  • Các chuyên viên phân tích
  • Nhà quản trị các hệ cơ sở dữ liệu

Học công nghệ phần mềm là học những gì?

Ngành công nghệ phần mềm đào tạo cho sinh viên những kiến thức cơ bản và chuyên sâu, liên quan đến các quy trình tạo lập, xây dựng và phát triển phần mềm một cách chuyên nghiệp nhất.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể tạo ra sản phẩm phần mềm chất lượng cao và tốt nhất, nhằm đáp ứng các nhu cầu nghiệp vụ cụ thể trong sự phát triển của xã hội ngày nay.

Kỹ sư phần mềm sẽ mô tả và viết lập trình điều khiển nhằm khiến máy móc có thể từng bước tự động hóa, thay thế con người trong việc điều khiển các thiết bị phần cứng, tự động hóa, giảm tải thao tác của con người trong công việc, hoạt động, giúp hiệu quả công việc cao hơn, đỡ tốn sức người hơn.

Nhờ có sự hỗ trợ của các loại phần mềm này, người lao động được không cần phải làm nhiều bước thủ công, mất thời gian lại nhàm chán. Trong khi đó sử dụng máy móc giúp quy trình hoạt động được tối ưu hóa, chính xác và tiết kiệm hơn.

Học công nghệ phần mềm là học những gì?
Học công nghệ phần mềm là học những gì?

Sinh viên sẽ được dạy và thực hành các kiến thức chuyên sâu về công nghệ phần mềm như:

  • Phát triển phần mềm
  • Các quy trình phát triển phần mềm
  • Các công nghệ chuyên sâu
  • Vận dụng các thiết bị phần mềm vào việc hỗ trợ phát triển hoạt động, tự động hóa trong công việc.

Sinh viên cũng được bổ sung các kiến thức cần thiết như:

  • Kỹ năng thu thập yêu cầu,
  • Kỹ năng phân tích
  • Thiết kế
  • Xây dựng, lập trình
  • Kiểm thử
  • Triển khai
  • Vận hành và bảo trì phần mềm.

Ngành công nghệ phần mềm (kỹ thuật phần mềm) có 2 bộ môn chính quan trọng là bộ môn Phát triển phần mềm và bộ môn Môi trường ảo & Phát triển game (Tùy từng trường sẽ khác nhau ở môn thứ 2)

Sau khi tốt nghiệp ngành học, với các kỹ năng nghiệp vụ được học tập và tích lũy, sinh viên sẽ dễ dàng xin được một vị trí phù hợp cho mình tại các doanh nghiệp , công ty sản xuất xây dựng phần mềm; các công ty tư vấn, giải đáp về phần mềm,.... Được biết, mức thu nhập cho ngành này cũng không phải con số nhỏ.

Xem thêm: ultv.edu.vn

TheAnh

Sinh viên Công nghệ thông tin cần trang bị những gì trước khi tìm việc làm?

Sinh viên Công nghệ thông tin cần trang bị những gì trước khi tìm việc làm?

Mục đích cuối cùng của việc học tập chính là có được một công việc với mức lương ổn định. Bài viết này góp phần hỗ trợ các bạn sinh viên Công nghệ thông tin có cách nhìn nhận lại cái mình còn thiếu và cần trang bị những gì khi tìm kiếm công việc.
Sinh viên đại học ngành Công nghệ thông tin có mức lương nghìn USD/tháng

Sinh viên đại học ngành Công nghệ thông tin có mức lương nghìn USD/tháng

Nhiều sinh viên năm 2, 3 kiến thức tốt về ngành Công nghệ thông tin, đi làm ở công ty có mức lương nghìn USD/tháng, nhưng chuyên gia khuyên các em cần cân đối việc làm và việc học.
Sự hấp dẫn của ngành Công nghệ thông tin trong thời đại 4.0

Sự hấp dẫn của ngành Công nghệ thông tin trong thời đại 4.0

Sự bùng nổ của khoa học công nghệ kéo theo sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin. Trong nhiều năm trở lại đây, ngành công nghệ thông tin được săn đón khá nhiều. Để biết được, ngành học này mang lại cho sinh viên những lợi ích gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nội dung trong bài viết dưới đây.
Học Công nghệ thông tin nên chọn chuyên ngành nào?

Học Công nghệ thông tin nên chọn chuyên ngành nào?

Với sự bùng nổ của khoa học công nghệ, hiện nay, ngành Công nghệ thông tin đã trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Điều này đã tạo ra một cơ hội tuyệt vời cho những ai đam mê và muốn theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực này. Vậy nên học chuyên ngành nào của công nghệ thông tin? Cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Đăng ký trực tuyến