Những điểm mới trong tuyển sinh đại học năm 2022

Thứ bảy, 11/06/2022 | 14:51

Qua 2 lần sửa đổi, Bộ GD&ĐT ban hành quy chế tuyển sinh đại học năm 2022 với rất nhiều điểm mới. Thí sinh nên lưu ý để đảm bảo quyền lợi cho mình.

Ghi nhận của ban tuyển sinh trường ĐH Lương Thế Vinh, ngày 10/6 Bộ GD&ĐT chính thức công bố quy chế tuyển sinh năm 2022. Qua các lần sửa đổi, quy chế và công tác tuyển sinh năm nay về cơ bản giữ ổn định như năm trước, nhưng có một số chỉnh sửa nhằm khắc phục những khó khăn và bất hợp lý để tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các thí sinh và các trường. Cụ thể quy chế tuyển sinh năm nay có 8 điểm mới sau:

Những điểm mới trong tuyển sinh đại học năm 2022
Những điểm mới trong tuyển sinh đại học năm 2022

Đăng ký xét tuyển bằng hình thức trực tuyến:

Năm 2022, thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT và đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng đều phải đăng ký bằng hình thức trực tuyến trên Cổng thông tin của Bộ hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia.

Thay đổi thời gian đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học đợt 1:

Thay vì đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học 2 lần như năm trước (trước khi thi tốt nghiệp và sau khi biết kết quả thi tốt nghiệp THPT). Năm nay theo quy chế tuyển sinh đại học của Bộ GD&ĐT, thí sinh chỉ cần đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học đợt 1 một lần, thời gian đăng ký bắt đầu từ sau khi kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT cho tới khi công bố kết quả thi và kết quả điểm phúc khảo nếu có. Thí sinh chủ động về thời gian và các nguyện vọng đăng ký xét tuyển.

Các nguyện vọng đăng ký xét tuyển đều phải đăng ký qua phần mềm lọc ảo của Bộ:

Các nguyện vọng đăng ký xét tuyển theo ngành, theo phương thức, theo các cơ sở đào tạo khác nhau, thí sinh đều phải đăng ký và sắp xếp thứ tự nguyện vọng trên cổng thông tin của Bộ. Sau đó Bộ sẽ tiến hành lọc ảo chung trên toàn hệ thống và xét trúng tuyển ở thứ tự nguyện vọng cao nhất.

Yêu cầu các thí sinh, cũng như các cơ sở đào tạo đại học/ cao đẳng không được phép xác nhận nhập học trước đối với các phương thức khác nhau. Điều nay nhằm tăng có hội lựa chọn ngành nghề phù hợp cho các thí sinh.

Các cơ sở giáo dục phải chịu trách nhiệm trước bộ về chỉ tiêu tuyển sinh, ngành tuyển sinh:

Các trường đại học phải có trách nhiệm giải trình với Bộ về việc phân bổ chỉ tiêu phù hợp giữa các phương thức, tổ hợp xét tuyển. Đặc biệt Bộ yêu cầu các  trường khi thay đổi, bổ sung phương thức hoặc tổ hợp xét tuyển phải có căn cứ và lộ trình hợp lý; không giảm quá 30% số chỉ tiêu so với năm trước tránh làm ảnh hưởng tới việc học tập, ôn luyện của các thí sinh.

Dữ liệu của học sinh được cập nhật, đồng bộ sang hệ thống hỗ trợ tuyển sinh:

Năm nay, để hỗ trợ thí sinh và các trường về dữ liệu trong công tác tuyển sinh đại học, Bộ chỉ đạo các khối trường THPT rà soát và cập nhật lên cơ sở dữ liệu ngành kết quả học tập THPT của thí sinh để đồng bộ sang hệ thống hỗ trợ tuyển sinh. Thí sinh không cần công chứng hoặc yêu cầu trường THPT xác nhận kết quả học tập khi đăng ký hồ sơ xét tuyển vào nhiều trường đại học.

Những điểm mới trong tuyển sinh đại học năm 2022
Những điểm mới trong tuyển sinh đại học năm 2022

Các trường phải công khai các thông tin tuyển sinh:

Bộ yêu cầu các trường cần quy định phương án giải quyết các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tuyển sinh, nhà trường cam kết giúp thí sinh có cơ hội tốt hơn dù có thể rủi ro xảy ra.

Bắt đầu từ năm 2023, các trường được giao quyền tự chủ, cần xây dựng quy chế tuyển sinh của riêng dựa trên các nguyên tắc và yêu cầu tối thiếu quy định trong Quy chế tuyển sinh 2022 mà Bộ GD&ĐT ban hành. Trong đó quy định về xét tuyển cho các hình thức đào tạo khác, công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo.

Thay đổi về chính sách ưu tiên khu vực tính từ năm 2023:

Theo quy chế tuyển sinh mới ban hành, bắt đầu từ năm 2023, thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT và một năm kế tiếp để xét tuyển vào đại học, cao đẳng.

Thay đổi mức điểm cộng ưu tiên dựa vào kết quả điểm thi của thí sinh:

Năm nay, việc tính mức điểm ưu tiên được điều chỉnh nhằm tạo sự công bằng giữa các nhóm thí sinh thuộc các khu vực và đối tượng khác nhau. Với những thí sinh đạt điểm từ 22,5 trở lên thì điểm cộng ưu tiên sẽ giảm dần, và được tính theo công thức:

Mức điểm ưu tiên thí sinh được hưởng = [(30 - Tổng điểm đạt được của thí sinh)/7,5] x Tổng điểm ưu tiên được xác định thông thường.

Việc áp dụng chính sách xã hội là cần thiết, tuy nhiên tổng số thí sinh thuộc diện hưởng các ưu tiên khác nhau là rất lớn, chiếm tới 75% tổng số thí sinh tốt nghiệp hàng năm.

Cách tính điểm ưu tiên trong kỳ tuyển sinh đại học 2024 như thế nào?

Cách tính điểm ưu tiên trong kỳ tuyển sinh đại học 2024 như thế nào?

Theo quy chế tuyển sinh đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, điểm ưu tiên được xác định theo công thức: Điểm ưu tiên = [(30 - Tổng điểm đạt được)/7,5] x Mức điểm ưu tiên quy định.
Bao nhiêu điểm thì có thể trúng tuyển Đại học ngành Bác sĩ đa khoa năm 2024

Bao nhiêu điểm thì có thể trúng tuyển Đại học ngành Bác sĩ đa khoa năm 2024

Các bạn thí sinh yêu thích ngành Y Đa khoa nên tìm hiểu, so sánh điểm chuẩn đại học ngành Bác sĩ đa khoa các năm trước để dự đoán điểm chuẩn năm nay và căn cứ theo lực học của mình để đăng ký dự tuyển vào trường phù hợp.
Tuyển sinh đại học 2024: Thí sinh thử đăng ký dự thi trực tuyến từ 24-28/4

Tuyển sinh đại học 2024: Thí sinh thử đăng ký dự thi trực tuyến từ 24-28/4

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ mở hệ thống quản lý thi để học sinh trên cả nước thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT. Thí sinh lưu ý khoảng thời gian này để tập dượt đăng ký dự thi.
Thi tốt nghiệp THPT 2024: Thí sinh được chọn một trong 7 ngoại ngữ để thi tốt nghiệp THPT

Thi tốt nghiệp THPT 2024: Thí sinh được chọn một trong 7 ngoại ngữ để thi tốt nghiệp THPT

Theo hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, học sinh lớp 12 được chọn dự thi một trong 7 ngoại ngữ, gồm: Tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Đức, tiếng Nhật và tiếng Hàn.
Đăng ký trực tuyến