Tỏi cô đơn: Tác dụng thần kỳ đối với sức khỏe trong Y học cổ truyền

Thứ ba, 19/12/2023 | 16:46
Theo dõi ULTV trên

Tỏi Cô Đơn, với hương thơm độc đáo, nổi bật là "siêu tỏi" với nhiều tác dụng "thần kỳ" cho sức khỏe, đặc biệt là những giống Tỏi Cô đơn từ Lý Sơn, Phù Yên và Hải Dương. Không chỉ nổi tiếng với mùi thơm riêng biệt, Tỏi Cô Đơn còn được biến thành nhiều sản phẩm dinh dưỡng, trong đó có Tỏi Đen Cô Đơn, mà hàng triệu người trên khắp nơi đều yêu thích sử dụng.

Chúng ta hãy cùng khám phá giống tỏi Cô Đơn đặc biệt này, đặc biệt là tỏi Lý Sơn từ Quảng Ngãi, thông qua những thông tin được chia sẻ bởi Giảng viên từ trường Cao Đẳng Y Dược Pasteur!

Tổi  Cô đơn, Loại tỏi đột biến mỗi củ chỉ có một tép tỏi

1.Đặc điểm chung về Tỏi cô đơn:

Tên gọi khác: Tỏi một nhánh, Tỏi một tép, Tỏi solo

Tên khoa học: Allium sativum L. Thuộc họ Hành – Alliaceae.

  • Mô tả thực vật:

Cây tỏi cô đơn, giống những cây tỏi trắng khác, là loại thảo sống nhiều năm với thân hình trụ, rễ phụ ở phần dưới và lá nhiều ở phía trên.

Lá cứng, dải, cao 15-50cm, rộng 1-2,5cm, có rãnh khía và mép hơi ráp. Ở mỗi nách lá gốc, có chồi nhỏ sau này phát triển thành một củ tỏi, chỉ bao gồm 1 tép tỏi và nằm trong một cái bao tạo thành củ tức thân hành ở dưới mặt đất.

Cây tỏi chịu lạnh tốt, phát triển ở nhiệt độ 18-20°C, tạo củ ở 20-22°C, ưa ánh sáng dài ngày. Đủ nắng trong 12 giờ/ngày giúp cây ra củ nhanh.

Hoa tỏi tạo thành tán ở đỉnh thân, dài 55cm, có màu trắng hoặc hồng, bao bọc bởi mo dễ rụng và kết thúc là mũi nhọn dài. Hoa nở từ tháng 5-7, ra quả tháng 9-10.

  • Phân bố và sinh trưởng:

Tỏi cô đơn, còn được biết đến như tỏi một tép, tỏi đơn, hay tỏi mồ côi, là một loại tỏi độc đáo được hình thành đột biến trong quá trình sinh trưởng. Khác biệt với tỏi thông thường, cây tỏi cô đơn chỉ phát triển một tép tỏi trong mỗi củ. Loại tỏi này thích hợp với đất cằn cỗi, và chủ yếu phân bố ở huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận và một số địa phương khác trong nước.

Tỏi cô đơn cũng xuất hiện ở một số quốc gia khác như Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Myanmar, vùng Châu Á như tỏi cô đơn Thái Lan, tỏi cô đơn Lào, tỏi cô đơn Myanmar, tỏi cô đơn Trung Quốc, vv.

Tuy nhiên, Tỏi Lý Sơn được đánh giá cao với hương vị thơm ngon đặc biệt và là niềm tự hào của người dân đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi. Loại tỏi này có chỉ một tép tỏi trong củ, củ nhỏ, màu trắng tinh, và có mùi thơm đặc biệt. Được trồng trên đất chân núi lửa và cát biển trắng mịn, Tỏi Lý Sơn mang đến hương vị đặc trưng. Trưởng thành sau hơn bốn tháng nhân giống, mỗi ruộng tỏi chỉ cho vài kg tỏi cô đơn, làm tăng giá trị của loại tỏi này so với các loại tỏi thông thường khác.

Tỏi Cô đơn được trồng nhiều nơi ở Việt Nam

2. Phân biệt các loại Tỏi Cô đơn:

  • Tỏi Lý Sơn:

Kích cỡ nhỏ, chỉ bằng ngón tay giữa trở xuống, có củ nhỏ như ngón tay út.

Màu tỏi trắng không có ngả màu như tỏi ở các địa điểm khác.

  • Hải Dương (Kinh Môn):

Có màu trắng hơi ngà.Vỏ tỏi sần sùi nhẹ.

Bộ rễ có màu sẫm, dài khoảng 3cm.

  • Phan Rang:

Củ tỏi cô đơn to hơn tỏi Lý Sơn.

Củ dạng tròn, vỏ màu trắng.Mùi thơm nồng do điều kiện khí hậu thuận lợi.

  • Sơn La:

Gần giống với tỏi Lý Sơn.

Chất lượng tốt, giá bán thường rẻ hơn.

  • Tỏi Trung Quốc:

Kích thước lớn hơn tỏi Lý Sơn.

To bằng đầu ngón tay cái người lớn.Củ tròn, đều đẹp, có màu hơi tím nhẹ.

3. Bộ phận sử dụng, chế biến và bảo quản

- Bộ phận dùng: Lá, ngọn và Củ (Thân hành) – Bulbus Allii, hay còn gọi là Đại Toán.

- Chế biến: Sau khi thu hoạch củ, rửa sạch và phơi khô.

- Bảo quản: Nhiệt độ thông thường từ 25 – 28 độ C, tránh để nơi ẩm ướt.

4. Thành phần hóa học

Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có thông báo nào về sự phân biệt về thành phần hóa học và tác dụng giữa tỏi cô đơn và tỏi nhiều nhánh. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào thành phần hóa học chung của tỏi. Tinh dầu, polysulfur de vinyle, sulfur, và các vitamin A, B1, B2 và C là những chất chính trong củ tỏi tươi.

Các thành phần quan trọng khác của tỏi bao gồm các chất kháng khuẩn như alliin, men allynin, allycetoin I và II, cùng với acid nicotinic.

Hơn nữa, còn có một số hợp chất organosulfur như N-acetylcysteine (NAC), S-allyl-cysteine (SAC), và S-ally-mercapto cysteine (SAMC) đã được xác định có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, và kháng khuẩn cao. Đồng thời, chúng có hoạt động chống ung thư bằng cách ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.

5.Tác dụng dược lí

*Theo y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, tỏi có vị cay và tính ấm.

Nó được biết đến với các tác dụng như hành khí, tiêu tích, sát trùng và giải độc.

*Theo y học hiện đại:

- Tỏi Cô Đơn chứa nhiều chất dinh dưỡng và có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch.

- Có khả năng giảm chứng tăng huyết áp, chống ung thư, chậm quá trình lão hóa, giảm sưng huyết, và ngăn chặn tắc nghẽn mạch máu.

- Hàm lượng tinh dầu khoảng 0.1-0.36%; chứa khoáng chất và vitamin, đặc biệt là chất selen tốt cho sức khỏe.

- Tác dụng diệt khuẩn của alicin mạnh, ức chế sinh trưởng của các vi khuẩn như Staphylococcus, Streptococcus, thương hàn, phó thương hàn, trực trùng lỵ.

- Chứa phytoconstituents như alliin, allicin, ajoenes, vinyldithiins, và flavonoid như quercetin.

- Các hoạt động sinh học khác bao gồm kháng khuẩn, kháng vi-rút, kháng nấm, kháng nguyên sinh, chống oxy hóa, chống viêm, và chống ung thư.

6. Một số công dụng của tỏi cô đơn

Tỏi cô đơn khi lột loại bỏ vỏ

*Trong dân gian

Tỏi là gia vị quan trọng, sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.Với Hợp chất organosulfur như allicin và DADS tạo ra mùi vị cay nồng và hương thơm đặc trưng của tỏi. được Sử dụng trong chế biến thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm khô và súp, có thể dùng cả ở dạng tươi và khô.

Tỏi Cô Đơn Việt Nam có giá đắt đỏ, nhưng được ưa chuộng vì công dụng tuyệt vời.Tỏi mồ côi có chứa Chứa 0.1-0.36% tinh dầu, nhiều vitamin và khoáng chất.

*Trong y học:

Theo những nhà nghiên cứu, Tỏi cô đơn không chỉ là thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cụ thể, tỏi cô đơn được cho là có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, giảm huyết áp, chống ung thư, ngăn chặn tắc nghẽn mạch máu, giảm sưng huyết và có tác dụng tiêu viêm. Tỏi cô đơn cũng có thể được sử dụng làm gia vị trong các bữa ăn và có khả năng ngâm rượu để tạo thành thuốc chữa bệnh mà không gây phản ứng phụ.

Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỏi ngâm rượu có thể hỗ trợ điều trị nhiều bệnh như thấp khớp, bệnh tim mạch, bệnh phế quản, và bệnh tiêu hóa.

Tỏi cô đơn không chỉ giới hạn ở những công dụng trên, mà còn có tác dụng chống thừa cân béo phì, chữa trị trĩ nội, trĩ ngoại, giảm mỡ máu, kiểm soát đái tháo đường, tăng cường thể lực, và phòng ngừa một số bệnh nguy hiểm khác.

1. Giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa

Tỏi Cô đơn chứa chất chống oxy hóa và chống viêm, giúp giảm nguy cơ các bệnh rối loạn chuyển hóa.

2. Bảo vệ gan

Theo một nghiên cứu, tỏi một nhánh Có đặc tính chống oxy hóa cao, bảo vệ gan khỏi tác động của gốc tự do. Bởi do chứa hàm lượng hợp chất phenolic cao hơn.

3. Giảm cholesterol

Tỏi Cô đơn chứa nhiều chất gây dị ứng hơn tỏi thường vì có mùi hăng hơn do chứa một lượng lớn S-allyl-cysteine.

Từ các nghiên cứu cho thấy tỏi cô đơn có thể giúp Cải thiện lượng lipid, tăng cholesteron tốt (HDL) và giảm cholesteron xấu (LDL).

4. Hỗ trợ và Tăng cường miễn dịch,

Đặc biệt với người mắc bệnh tiểu đường Tỏi cô đơn giúp điều hòa miễn dịch, giảm viêm, bảo vệ thận, duy trì ổn định đường huyết.

5. Chữa trị ho và cảm lạnh

Do tỏi một nhánh có hàm lượng allicin cao hơn tỏi thường.nên có khả năng điều trị nhiễm trùng cảm lạnh và giảm triệu chứng nhanh chóng.

6. Tốt cho tim mạch

Tỏi một nhánh có chứa một lượng lớn allicin và organosulfur nên giúp Giảm lipid, giảm viêm nhiễm, chống stress oxy hóa, ngăn ngừa các vấn đề tim mạch.

7.Một số công dụng khác:

Ngoài ra Tỏi cô đơn còn có khả năng chống thừa cân béo phì, chữa trị trĩ nội, trĩ ngoại, giảm mỡ máu, đái tháo đường, tăng cường thể lực và phòng ngừa nhiều bệnh nguy hiểm khác.

8. Những lưu ý – khiêng kị khi sử dụng:

- Hạn chế ăn quá 15g tỏi mỗi ngày để tránh kích thích dạ dày và tác động tiêu cực của chất allicin.

Ăn tỏi cô đơn trực tiếp sau khi bóc để bảo toàn chất dinh dưỡng, tránh sự mất mát khi nấu hoặc chế biến.

- Nếu có vấn đề về dạ dày hoặc tiêu hóa, giảm lượng tỏi một nhánh vì chúng có vị hăng hơn và có thể làm tăng triệu chứng.

- Tỏi cô đơn Trung Quốc có giá rẻ, nhưng nhiều khảo sát cho thấy chúng thường được xử lý bằng các hóa chất độc hại như methyl bromide, Tỏi cô đơn Trung Quốc thường chứa chất tẩy trắng và bảo quản, làm thay đổi vị so với tỏi thông thường.nên dễ gây hại cho sức khỏe và có thể gây tử vong nếu sử dụng nhiều.

Tỏi cô đơn Việt Nam, đặc biệt là tỏi Lý Sơn – Quảng Ngãi, có giá thành cao, nhưng vẫn được nhiều người ưa chuộng bởi công dụng tuyệt vời. Tỏi cô đơn chứa từ 0.1 – 0.36% tinh dầu, nhiều vitamin và khoáng chất, không chỉ là thực phẩm dinh dưỡng mà tỏi cô đơn còn có lợi cho sức khỏe như tăng cường miễn dịch, chống lão hóa, giảm huyết áp, ngăn tắc nghẽn mạch máu, giảm sưng huyết, tiêu viêm và hỗ trợ điều trị ung thư.

Từ uu điểm này khi ăn tỏi mỗi ngày càng, sẽ giúp nâng cao sức khỏe và khả năng chống lại bệnh tật. đặc biệt trong mùa dịch bệnh .Tuy nhiên, cần thận trọng khi sử dụng đối với những người có vấn đề về đường tiêu hóa hoặc bi viêm dạ dày mãn. Trước khi sử dụng, nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc chuyên môn./.

DsCKI. Nguyễn Quốc Trung

Tục đoạn – Vị thuốc Y học cổ truyền chữa bách bệnh

Tục đoạn – Vị thuốc Y học cổ truyền chữa bách bệnh

Trong kho tàng dược liệu Y học cổ truyền, Tục đoạn là một trong những vị thuốc được đánh giá cao nhờ công dụng phong phú và hiệu quả rõ rệt, đặc biệt trong việc hỗ trợ xương khớp, an thai và chữa trị tổn thương do sang chấn.
Bổ cốt chỉ – Dược liệu quý trong y học cổ truyền giúp bổ thận, trị tiêu chảy

Bổ cốt chỉ – Dược liệu quý trong y học cổ truyền giúp bổ thận, trị tiêu chảy

Bổ cốt chỉ là một vị thuốc Nam có giá trị cao trong kho tàng y học cổ truyền. Với khả năng hỗ trợ chức năng thận, cải thiện tiêu hóa và tăng cường sinh lực, bổ cốt chỉ thường xuất hiện trong nhiều bài thuốc cổ phương điều trị các chứng bệnh mạn tính.
Y học cổ truyền khám phá công dụng chữa bách bệnh của cây gáo nước

Y học cổ truyền khám phá công dụng chữa bách bệnh của cây gáo nước

Cây gáo nước là một trong những loài cây được biết đến với nhiều công dụng chữa bệnh trong y học cổ truyền. Mỗi loại cây gáo nước mang đến những tác dụng khác nhau, nhờ vào các thành phần hóa học có trong vỏ, lá và hoa của chúng.
Tuyển sinh đào tạo Cao đẳng Điều Dưỡng đáp ứng kỳ thi đánh giá năng lực hành nghề theo Luật Khám bệnh, Chữa bệnh

Tuyển sinh đào tạo Cao đẳng Điều Dưỡng đáp ứng kỳ thi đánh giá năng lực hành nghề theo Luật Khám bệnh, Chữa bệnh

Các Trường Cao đẳng Y Dược cấp thiết về chuẩn hóa chương trình đào tạo để chuẩn bị cho kỳ thi đánh giá năng lực hành nghề theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, đảm bảo sự đồng bộ với chuẩn năng lực Quốc gia.
Đăng ký trực tuyến