Trấn an tâm lý cho sinh viên khi học trực tiếp

Thứ tư, 09/03/2022 | 08:58
Theo dõi ULTV trên

Việc trở lại trường học trực tiếp làm cho nhiều sinh viên rơi vào cảm giác bất an, lo lắng nếu chẳng may bản thân nhiễm bệnh hay hội chứng hậu Covid-19

Trấn an tâm lý cho sinh viên khi học trực tiếp (ảnh minh họa)
Trấn an tâm lý cho sinh viên khi học trực tiếp (ảnh minh họa)

Dịch bệnh Covid – 19 thời gian vừa qua đã khiến cho hầu hết các trường đại học, cao đẳng trên phạm vi cả nước phải chuyển đổi trạng thái giảng dạy từ trực tiếp sang trực tuyến, nhưng khi dịch bệnh dần được kiểm soát, các trường có thông báo cho sinh viên quay trở lại trường học học trực tiếp thì có rất nhiều thứ tác động tới tâm lý sinh viên lúc này như lo lắng tìm nhà trọ, lo lắng các biện pháp phòng dịch, nhất là đối với những sinh viên chẳng may là F0 thì tâm lý càng bị ảnh hưởng. Hiểu được điều đó, nhiều trường Đại học đã có những chính sách nhằm giúp đỡ, trấn an tâm lý cho sinh viên có thể yên tâm học tập. Sau đây là tổng hợp của phòng Tuyển sinh trường Đại học Lương Thế Vinh về chính sách thích ứng với tình hình mới của trường ĐH Quốc gia Hà Nội.

Những khó khăn của sinh viên khi học trực tiếp

Tại trường đại học Quốc gia Hà Nội, TS Nghiêm Xuân Huy, Viện trưởng Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, cho biết dữ liệu khảo sát người học thu được từ hơn 1.500 sinh viên của 13 đơn vị trong đại học Quốc gia Hà Nội về sự sẵn sàng của người học khi quay trở lại học trực tiếp, có 56,7% sinh viên cảm nhận sẽ gặp phải khó khăn khi quay trở lại học trực tiếp với nhiều lý do khác nhau, trong đó trở ngại được nhắc đến nhiều nhất là khả năng có thể bị lây nhiễm Covid-19.

Từ đó, sinh viên bày tỏ mong muốn nhận được sự chia sẻ từ phía nhà trường bao gồm được tạo điều kiện và hỗ trợ trong học tập (26,3%); đưa ra quy định và chính sách cụ thể với các sinh viên mắc hoặc có nguy cơ mắc Covid-19 trong quá trình học tập (24,1%); kiểm soát dịch bệnh để giảm thiểu nguy cơ mắc (13,1%); có hoạt động để sinh viên làm quen lại/hòa nhập với môi trường học tập và sinh hoạt (6,1%)…

PGS. TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các khoa học Giáo dục, trường đại học Giáo dục, đại học Quốc gia Hà Nội, cho biết tổng hợp từ các nghiên cứu cho thấy, hiện tại, học sinh, sinh viên khi phải cách ly, học ở nhà thời gian dài thường gặp phải một số vấn đề tổn thương cơ bản. Cụ thể, 80% học sinh, sinh viên có biểu hiện tổn thương về sức khoẻ tinh thần với các dấu hiệu như khó khăn về ăn ngủ, mất tập trung, buồn chán, không hứng thú và dễ khó chịu, ít thông cảm, thường xuyên bị đau đầu, không hiểu bài giảng…

Sự đồng hành cùng nhà trường mang lại tự tin cho sinh viên (ảnh minh họa)
Sự đồng hành cùng nhà trường mang lại tự tin cho sinh viên (ảnh minh họa)

Nhà trường có những chính sách hỗ trợ gì?

GS. TS Nguyễn Quý Thanh, Hiệu trưởng Trường đại học Giáo dục, đại học Quốc gia Hà Nội, cho biết sinh viên của trường khi trở lại học trực tiếp chủ yếu lo lắng về sức khỏe, bệnh tật và đời sống.

Trường đã kết hợp hỗ trợ đồng thời cả 3 yếu tố này bao gồm xây dựng những video bài luyện, kỹ thuật tĩnh tâm; tư vấn điều trị, chăm sức khỏe, kể cả rủi ro hậu Covid - 19; hỗ trợ tiền, kit test, gói thực phẩm, máy đo Sp02 mini, nhiệt kế và có chính sách miễn giảm học phí... GS Thanh cho biết, sau 3 tuần, trường đã có “kinh nghiệm và sự tự tin” để thích ứng với tình hình mới. Hơn nữa, sinh viên hiện đã nhận thức được rằng nếu chẳng may bị mắc Covid-19 thì cũng không quá nặng (chưa ai phải đi viện) nên cũng giảm lo lắng, sợ hãi hơn những ngày đầu.

PGS Nam cho hay, sau hai tuần đầu đi học trở lại, trường phải kết hợp tổ chức giảng dạy kiến thức và có các giải pháp đồng hành để sinh viên làm quen dần với môi trường học trực tiếp theo hướng bình thường mới. Sự vào cuộc hỗ trợ của các bác sĩ Bệnh viện đại học Quốc gia Hà Nội cũng giúp sinh viên an tâm hơn rất nhiều trước tình hình số ca mắc Covid-19 tăng như hiện nay.

Còn theo PGS. TS Mai Quốc Chánh – Hiệu trưởng trường Đại học Lương Thế Vinh chia sẻ: Việc đưa sinh viên trở lại trường học trực tiếp là việc cần thiết lúc này, các trường cần hướng đến mục tiêu thích ứng với dịch bệnh, vừa đảm bảo hoạt động giảng dạy. Trường đại học Lương Thế Vinh cũng đã cho phép sinh viên một số ngành đại học là: kỹ thuật xây dựng, công nghệ kỹ thuật điện- điện tử, CNTT và một số ngành học khác trở lại hình thức học trực tiếp.

Từ khóa: học trực tiếp
Gần 1 triệu thí sinh tham gia thử đăng ký kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Gần 1 triệu thí sinh tham gia thử đăng ký kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Vừa qua, gần 1 triệu thí sinh trên cả nước đã thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2025 thông qua hệ thống trực tuyến của Bộ GD&ĐT. Đây là lần tập dượt quan trọng giúp thí sinh làm quen với hình thức đăng ký mới, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng diễn ra vào cuối tháng 6.
Thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ thay đổi như nào khi áp dụng chương trình mới?

Thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ thay đổi như nào khi áp dụng chương trình mới?

Năm 2025, kỳ thi tốt nghiệp THPT có nhiều điều chỉnh để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới. Phương án thi, cách xét tốt nghiệp và tuyển sinh đại học được điều chỉnh nhằm giảm áp lực cho học sinh và đảm bảo đánh giá đúng năng lực người học.
Những điều thí sinh cần biết về thủ tục xét tốt nghiệp THPT năm 2025

Những điều thí sinh cần biết về thủ tục xét tốt nghiệp THPT năm 2025

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đang đến gần, với nhiều điểm mới về quy trình xét công nhận tốt nghiệp. Trong đó, những lưu ý quan trọng khi điền phiếu đăng ký, xác định diện ưu tiên và tính điểm khuyến khích sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của thí sinh.
Thí sinh thuộc 2 chương trình giáo dục thi thế nào trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh thuộc 2 chương trình giáo dục thi thế nào trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025?

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2025, kèm theo một số điều chỉnh đáng chú ý về thời gian đăng ký, cấu trúc bài thi cũng như cách tính điểm xét tốt nghiệp. Thí sinh và phụ huynh cần cập nhật sớm những thông tin này để có kế hoạch học tập phù hợp.
Đăng ký trực tuyến