Trẻ đi học lại, F0 tại trường học gia tăng đột biến, UBND TP.HCM lên phương án ứng phó.

Thứ năm, 24/02/2022 | 16:34

Trước tình hình dich bệnh tăng cao tại các trường học, UBND TP.HCM vừa có văn bản đề nghị các cơ quan chức năng đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở giáo dục.

F0 tăng cao tại các cơ sở giáo dục

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, nhiều địa phương đồng loạt mở cửa cho học sịnh quay trở lại trường sau những ngày tháng dài phải học online. Học sinh háo hức khi được tới trường tới lớp, được gặp gỡ bạn bè thầy cô sau những tháng ngày dài xa cách do dịch bệnh. Phụ huynh giải quyết được áp lực khi vừa phải đi làm, vừa phải quản lý con cái học tập ở nhà nhưng cũng không khỏi lo lắng cho tình trạng sức khỏe các con trước thời buổi dịch bệnh khó lường. Đáng lo nhất là đối tượng các em nhỏ dưới 12 tuổi đều chưa được tiêm phòng covid.

Trẻ đi học lại, F0 tại trường học gia tăng đột biến, UBND TP.HCM lên phương án ứng phó.
Trẻ đi học lại, F0 tại trường học gia tăng đột biến, UBND TP.HCM lên phương án ứng phó.

Nỗi lo đó hiện tại đã trở thành nỗi lo chung của nhiều phụ huynh, nhiều gia đình, và của cả chính quyền địa phương khi tình hình dịch bệnh tại nhiều cơ sở giáo dục xu hướng phức tạp hơn. Nhiều trường học tại TP.HCM và cả nước lúng túng trong việc xử lý F1.

Theo nguồn tin tổng hợp của ban tuyển sinh đại học, trường đại học Lương Thế Vinh, chiều 21/2, báo cáo tại buổi họp báo của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 và Phục hồi kinh tế TP.HCM   Trưởng phòng Chính trị tư tưởng - Sở GD&ĐT TP.HCM ông Trịnh Duy Trọng cho biết: tính tới ngày 17/2, Sở ghi nhận 95 F0, ngày 18/2 là 112 F0. Tính riêng tuần đầu cho trẻ đi học lại, thành phố có 13 F0 khối mầm non và 75 F0 khối tiểu học. Dự kiến con số F0 tại các trường trên địa bàn TP HCM sẽ tăng cao trong thời gian tới.

Uỷ ban nhân dân thành phố HCM lên phương án ứng phó

Nhận định tình hình dịch bệnh ngày càng căng thẳng, diễn biến phức tạp, UBND TP.HCM đã có công văn, yêu cầu các cơ sở giáo dục đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong đó có đề ra các phương án chỉ đạo cụ thể sau:

Để giáo viên, nhân viên lao động tại các cơ sở giáo dục, phụ huynh, học sinh an tâm đến trường học tập trực tiếp vẫn là mục tiêu cốt lõi,  các cơ sở giáo dục phải kịp thời phát hiện, xử lý nhanh chóng các trường hợp nghi nhiễm, nhiễm, tránh trường hợp để dịch lan rộng.

Trẻ đi học lại, F0 tại trường học gia tăng đột biến, UBND TP.HCM lên phương án ứng phó.
Trẻ đi học lại, F0 tại trường học gia tăng đột biến, UBND TP.HCM lên phương án ứng phó.

Triển khai các đợt tập huấn phổ biến về công tác đảm bảo an toàn phòng, chống dịch trong trường học cho tất cả các cơ sở giáo dục trên địa bàn; xây dựng kịch bản ứng phó và quy trình xử lý cho các trường hợp nghi nhiễm, nhiễm COVID-19.

Yêu cầu Sở Y tế phối hợp với Sở GĐ tập huấn cho đội ngũ nhân viên y tế trường học, giáo viên, nhân viên lao động của trường về việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, cũng như kỹ thuật xét nghiệm nhanh SARS-CoV-2. Phổ biến về cách nhận biết, diễn tập các tình huống xử trí khi có trường hợp nhiễm, nghi nhiễm, phương án ứng phó khi phát hiện nhiều trường hợp nhiễm, nghi nhiễm cùng một thời điểm hoặc trường hợp có dấu hiệu nặng cần cấp cứu.

Đối với các học sinh, giáo viên, nhân viên, người lao động của các cơ sở giáo dục có kết quả xét nghiệm nhanh dương tính SARS-CoV-2 và không có triệu chứng để khẳng định là ca bệnh... cần phải tổ chức xét nghiệm nhanh lần 2.

Thực hiện nghiêm Sổ tay đảm bảo an toàn phòng, chống dịch trong trường học. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá các tiêu chí đảm bảo an toàn phòng, chống dịch.

Tăng cường vận động, thuyết phục phụ huynh, người giám hộ đưa các học sinh từ 12-17 tuổi đang theo học tại các cơ sở giáo dục đến các cơ sở tiêm chủng để được tiêm vaccine đầy đủ theo quy định.

Uỷ ban nhân dân thành phố Thủ Đức và chính quyền các quận, huyện cần phải phối hợp kiểm tra, giám sát hỗ trợ các cơ sở giáo dục trên địa bàn triển khai công tác phòng, chống dịch. Tăng cường quản lý học sinh, giáo viên, nhân viên, người lao động là F0, F1.

xem thêm https://ultv.edu.vn/

Từ khóa: UBND TP.HCM
Bao nhiêu điểm thì có thể trúng tuyển Đại học ngành Bác sĩ đa khoa năm 2024

Bao nhiêu điểm thì có thể trúng tuyển Đại học ngành Bác sĩ đa khoa năm 2024

Các bạn thí sinh yêu thích ngành Y Đa khoa nên tìm hiểu, so sánh điểm chuẩn đại học ngành Bác sĩ đa khoa các năm trước để dự đoán điểm chuẩn năm nay và căn cứ theo lực học của mình để đăng ký dự tuyển vào trường phù hợp.
Tuyển sinh đại học 2024: Thí sinh thử đăng ký dự thi trực tuyến từ 24-28/4

Tuyển sinh đại học 2024: Thí sinh thử đăng ký dự thi trực tuyến từ 24-28/4

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ mở hệ thống quản lý thi để học sinh trên cả nước thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT. Thí sinh lưu ý khoảng thời gian này để tập dượt đăng ký dự thi.
Thi tốt nghiệp THPT 2024: Thí sinh được chọn một trong 7 ngoại ngữ để thi tốt nghiệp THPT

Thi tốt nghiệp THPT 2024: Thí sinh được chọn một trong 7 ngoại ngữ để thi tốt nghiệp THPT

Theo hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, học sinh lớp 12 được chọn dự thi một trong 7 ngoại ngữ, gồm: Tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Đức, tiếng Nhật và tiếng Hàn.
Tốt nghiệp Đại học Y Dược có thể đăng ký học các chuyên khoa nào?

Tốt nghiệp Đại học Y Dược có thể đăng ký học các chuyên khoa nào?

Vừa qua, trong dự thảo Nghị định quy định về đào tạo chuyên sâu đặc thù trong lĩnh vực sức khỏe của Bộ Y tế đang có những nội dung quan trọng về chương trình đào tạo, học phí, văn bằng và nhiều khía cạnh khác
Đăng ký trực tuyến