Dương tính với SARS-Cov2, nhiều sinh viên bị kỳ thị, đuổi khỏi khu trọ.

Thứ năm, 24/02/2022 | 14:30
Theo dõi ULTV trên

Không may trở thành F0, nhiều sinh viên bị hàng xóm kỳ thị, thậm chí bị chủ trọ đuổi khỏi khu trọ.

Thực trạng

Theo ghi nhận của ban Truyền thông – trường đại học Lương Thế Vinh từ các diễn đàn sinh viên, trong những ngày qua, hiện tượng nhiều em sinh viên mắc Covid phải dở khóc dở cười khi bị hàng xóm lảng tránh, chủ trọ xua đuổi.

Dương tính với SARS-Cov2, nhiều sinh viên bị kỳ thị, đuổi khỏi khu trọ.
Dương tính với SARS-Cov2, nhiều sinh viên bị kỳ thị, đuổi khỏi khu trọ.

Em T.H – sinh viên năm 3, khoa Quản trị kinh doanh trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội buồn bã than thở: kể từ ngày 18/2, T.H, khi nhận thấy bản thân có một số triệu chứng bất thường. Em đã nhanh chóng xét nghiệm nhanh kháng nguyên và có kết quả dương tính với COVID-19. Hiểu rõ về bệnh dịch, cũng đảm bảo an toàn cho những người trong xóm trọ, em đã cố gắng phòng, chống dịch bằng cách dùng riêng nhà vệ sinh và nhờ bạn mua giúp nhu yếu phẩm cần thiết.

Lo sợ bệnh dịch từ H sẽ làm ảnh hưởng tới mình, hàng xóm ở gần phòng trọ của H đã ngay lập tức báo với chủ trọ, còn đồng loạt yêu cầu chủ trọ không cho H ở lại nữa. Vậy là chỉ vì covid em bị đuổikhông thương tiếc. H ngậm ngùi: “Một mình lặn lội ở Hà Nội đã khó khăn lắm rồi, nhưng tôi không bao giờ nghĩ họ lại đối xử với mình như vậy"…

Trước tâm sự của H, nhiều em sinh viên khác cũng chia sẻ câu chuyện của mình. Em T.L than thở: "Tôi thấy ở thành phố này, lòng người hẹp hòi và ích kỷ quá. Mọi người sợ bị cách ly, không đi làm được hơn là giúp một sinh viên đang bị bệnh. Bố mẹ của chúng tôi ở quê, biết chuyện cũng không thể làm gì được, chúng tôi ra đây đi học là phải chấp nhận thôi".

Ngày 23/2, tại phiên họp của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP Hà Nội, ông Nguyễn Thanh Sơn, Bí thư Đảng ủy khối các trường cao đẳng, đại học Hà Nội, cho biết vừa qua có 300.000 sinh viên quay lại trường. Nhiều trường đã lúng túng khi số sinh viên là F0 tăng cao.

Phương án khắc phục của các cơ quan chức năng

Đảng ủy khối đã họp với Bí thư, hiệu trưởng các trường với thông điệp: Các trường không cấm sinh viên quay lại nhưng tránh tình trạng ồ ạt, ưu tiên sinh viên năm đầu và năm cuối tới trường. Các trường cần chuẩn bị chu đáo và kiểm soát được tình hình.

Đặc biệt, các trường phải đưa F0 về chăm sóc nếu chủ nhà trọ không tiếp nhận, không được bỏ sót bất cứ trường hợp nào. Chính quyền địa phương cần tuyên truyền để chủ các nhà trọ không quá lo sợ, cũng không chủ quan, lơ là. Các trường phải thay đổi kế hoạch, bình tĩnh chủ động ứng phó với các tình huống.

Dương tính với SARS-Cov2, nhiều sinh viên bị kỳ thị, đuổi khỏi khu trọ.
Dương tính với SARS-Cov2, nhiều sinh viên bị kỳ thị, đuổi khỏi khu trọ.

Trước thực tế nhiều sinh viên bày tỏ khó khăn khi là F0 trên mạng xã hội, các trường đại học đã có phương án hỗ trợ.

Trên mạng xã hội, đoàn trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội phát đi thông báo đến các đoàn viên, sinh viên không may bị nhiễm COVID-19. Theo đó, mỗi sinh viên là F0 sẽ được nhà trường hỗ trợ 1 triệu đồng. ĐH Kinh tế Quốc dân cũng lưu ý đoàn viên, sinh viên khai báo tạm trú để được hỗ trợ tại nơi ở và liên hệ bác sĩ nếu có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe.

Nhà trường cũng lập nhóm trên mạng xã hội gồm sinh viên, giảng viên F0 để kịp thời hỗ trợ các bạn 24/24 giờ. Giảng viên sẽ chia sẻ thông tin, kinh nghiệm phòng dịch để giải đáp thắc mắc cho sinh viên kịp thời. Sinh viên F0 đều cảm nhận được rằng các em vẫn đang có những người thầy, người bạn luôn quan tâm, chăm lo nên rất cố gắng.

Từ khi sinh viên đi học tập trung trở lại, ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH) ghi nhận có khoảng 10 trường hợp nghi nhiễm COVID-19 tại trường. Các sinh viên này đều được xét nghiệm nhanh kháng nguyên COVID-19 bước đầu bởi trung tâm y tế của trường và hướng dẫn về địa phương thực hiện các biện pháp khai báo, cách ly, điều trị theo quy định.

Từ khóa: Sinh viên
Định hướng lựa chọn môn thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Sự chuẩn bị và mong đợi từ học sinh và nhà trường

Định hướng lựa chọn môn thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Sự chuẩn bị và mong đợi từ học sinh và nhà trường

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 với cấu trúc 4 môn thi đang đặt ra nhiều thách thức và cơ hội cho học sinh. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ các đơn vị giáo dục, cùng định hướng tuyển sinh rõ ràng sẽ giúp học sinh tự tin hơn trong lựa chọn và đạt được kết quả như mong đợi.
Tuyển sinh đại học 2025: Thí sinh có nên tham gia nhiều kỳ thi riêng?

Tuyển sinh đại học 2025: Thí sinh có nên tham gia nhiều kỳ thi riêng?

Trong dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) dự kiến yêu cầu các trường tổ chức kỳ thi riêng như đánh giá năng lực, tư duy phải nộp dữ liệu điểm để phục vụ việc xét tuyển chung.
Thay đổi trong tổ hợp môn xét tuyển đại học 2025: Thí sinh nên chuẩn bị như thế nào?

Thay đổi trong tổ hợp môn xét tuyển đại học 2025: Thí sinh nên chuẩn bị như thế nào?

Năm 2025, thế hệ thí sinh đầu tiên học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ dự thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học theo những quy định mới. Sự thay đổi trong các tổ hợp môn xét tuyển đã gây không ít bối rối và áp lực cho thí sinh.
Tuyển sinh đại học 2025: Cần điều chỉnh kịp thời để đáp ứng thực tiễn

Tuyển sinh đại học 2025: Cần điều chỉnh kịp thời để đáp ứng thực tiễn

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh, điều chỉnh việc xét tuyển sớm là một bước cần thiết nhằm đảm bảo công bằng và chất lượng trong tuyển sinh, đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của xã hội và yêu cầu từ các trường đại học. Trong đó, việc quy về một thang điểm chung đang được xem là giải pháp quan trọng.
Đăng ký trực tuyến