Tuyển sinh 2023: Nhiều thí sinh “hụt hẫng” khi không trúng tuyển vào ngành học mong muốn

Thứ hai, 18/09/2023 | 16:56
Theo dõi ULTV trên

Ngay sau chiều 22/8 vừa qua, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn. Số thí sinh trúng tuyển đại học đợt 1 khoảng 610.000. Tuy nhiên, trong đó có nhiều thí sinh tuy đã trúng tuyển nhưng lại khá sốc và “hụt hẫng” khi không đỗ vào ngành học mình mong muốn.

sinh viên

Chia sẻ của bạn N.T. Thắng (Nam Định) lên Hà Nội nhập học ngành Quản lý thông tin. Không khí chào đón tân sinh viên của trường rộn ràng nhưng Thắng không thấy thoải mái vì ngành học này không phải là ngành em yêu thích.

Thắng cho biết: Khi đăng ký xét tuyển nguyện vọng, em đã dành 4 nguyện vọng đầu cho ngành Bác sỹ thú y. Nam sinh cho biết đã thích ngành học này từ lâu nhưng với 24 điểm thi tốt nghiệp tổ hợp B00 (Toán – Sinh học – Hóa học), em không thể đỗ.

“Cuối cùng, em đỗ ngành Quản lý thông tin – ngành học mà em dành để chống trượt”, nam sinh nói.

Cũng giống như Thắng, N.H.Ánh (Ninh Bình) cũng không vui khi đỗ ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử. Đạt gần 25 điểm thi tốt nghiệp khối A00 (Toán, Lý, Hóa), Nam đặt ngành Sư phạm Toán của trường Đại học S.P.T.N, nhưng không trúng.

“Cũng có một số trường mà điểm chuẩn ngành sư phạm tương đương điểm của mình nhưng lại xa nhà quá, cộng thêm động viên từ gia đình, cuối cùng mình đặt ngành điện, điện tử ở nguyện vọng 2”, Nam giải thích, cho biết chưa thấy hối hận nhưng "vẫn hụt hẫng vì làm giáo viên là ước mơ từ nhỏ.

Hiện nay, vấn đề nhiều thí sinh “hụt hẫng” khi không trúng tuyển vào ngành học mong muốn đang khá phổ biến. Trên các diễn đàn học sinh, sinh viên, xuất hiện nhiều bài đăng tương tự nhận hàng nghìn lượt tương tác. Có người dùng chia sẻ học đại học 3-4 năm nhưng vẫn thấy không phù hợp, phải nghỉ để chuyển ngành khác. Có người khuyên thí sinh cứ học để lấy tấm bằng cử nhân rồi tính tiếp.

Theo tìm hiểu của Ban tư vấn tuyển sinh Trường Đại học Lương Thế Vinh, hiện nay chưa có thống kê cụ thể tỷ lệ sinh viên trúng tuyển hoặc học ngành không đúng nguyện vọng, nhưng theo một khảo sát của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM năm 2019, khoảng 60% sinh viên chọn sai ngành học, 75% thiếu hiểu biết về ngành nghề đã chọn.

Theo PGS.TS Mai Quốc Chánh, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Lương Thế Vinh cho biết, có những em chọn bừa từ đầu, nên phải học ngành mình không thích; nhưng cũng có em vào đúng ngành mong muốn, mà học rồi mới thấy không hợp.  Theo ông Chánh, thí sinh thích một ngành học không có nghĩa là họ có khả năng để học ngành đó.

PGS.TS Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Quản lý đào tạo, trường Đại học K.T.Q.D, cho biết mỗi năm, trường có khoảng 400 sinh viên đăng ký học cùng lúc hai chương trình. Theo ông Triệu, quy định ở mỗi trường khác nhau, nhưng cơ bản nếu sinh viên đã đáp ứng được yêu cầu đầu vào của các ngành, các em sẽ được tạo điều kiện để tiếp cận môn và ngành yêu thích.

Nếu đã nhận thức rõ ngành học không phù hợp cả về sở thích, năng lực, khó kiếm việc và không thể chuyển ngành, sinh viên mới nên nghĩ đến phương án nghỉ học và thi lại.

Ngoài ra, ông Triệu nhấn mạnh hiệu quả hoạt động hướng nghiệp từ bậc phổ thông. Ông cho rằng để học sinh nhận thức thấu đáo về ngành học cần sự tham gia đồng bộ của cả xã hội. Trường phổ thông có lợi thế gần gũi với học sinh, thuận tiện giải đáp, chia sẻ và tư vấn. Trường đại học cung cấp thông tin chuyên sâu về ngành học, chương trình đào tạo.

                                                                                              Theo: Tin giáo dục - Trường Đại học Lương Thế Vinh

5 ngành học dẫn đầu xu thế, mở rộng cơ hội việc làm trong tương lai

5 ngành học dẫn đầu xu thế, mở rộng cơ hội việc làm trong tương lai

Chọn đúng ngành học sẽ giúp bạn trẻ giảm thiểu nguy cơ thất nghiệp trong tương lai. Những ngành có nhu cầu nhân lực cao, ổn định và phù hợp xu thế sẽ mang lại nhiều cơ hội việc làm bền vững, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường lao động ngày càng cạnh tranh như hiện nay.
Tuyển sinh đại học 2025: Nhiều điều chỉnh để tăng tính minh bạch và công bằng

Tuyển sinh đại học 2025: Nhiều điều chỉnh để tăng tính minh bạch và công bằng

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức ban hành Thông tư số 06/2025/TT-BGDĐT, cập nhật những thay đổi quan trọng trong quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng ngành Giáo dục mầm non kể từ năm 2025.
Học phí đại học 2025 tăng cao: Thí sinh cân nhắc kỹ trước khi chọn trường

Học phí đại học 2025 tăng cao: Thí sinh cân nhắc kỹ trước khi chọn trường

Học phí đại học năm 2025 tại nhiều trường tăng cao, đặc biệt ở các ngành thuộc khối sức khỏe và kỹ thuật. Điều này đặt ra thách thức không nhỏ cho các thí sinh và gia đình trong việc lựa chọn trường phù hợp với khả năng tài chính và mục tiêu học tập.
Học Cao đẳng Y học cổ truyền có thể liên thông Đại học ngành Bác sĩ Y học cổ truyền

Học Cao đẳng Y học cổ truyền có thể liên thông Đại học ngành Bác sĩ Y học cổ truyền

Khoa Y học cổ truyền Trường Đại học Lương Thế Vinh và Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác liên kết đào tạo và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực khối ngành sức khỏe, mở ra cơ hội cho sinh viên ngành Cao đẳng ngành Y học cổ truyền sau khi tốt nghiệp ra trường có thể học liên thông Đại học ngành Bác sĩ Y học cổ truyền nếu có
Đăng ký trực tuyến