Y học cổ truyền chia sẻ công dụng chữa bệnh của vị thuốc Ngưu hoàng

Thứ sáu, 02/08/2024 | 18:19
Theo dõi ULTV trên

Ngưu hoàng là một vị thuốc quý trong Đông Y được sử dụng để điều trị một số bệnh về trúng phong, thần kinh, mụn nhọt, co giật, đau họng….

ngưu hoàng

Ngưu hoàng còn gọi là tây hoàng, tô hoàng, sửu bảo, đởm hoàng (calculus bovis), là sỏi mật hay sạn mật từ ống mật chủ hay túi mật của con bò hay con trâu. Ngưu hoàng có khối lượng to nhỏ không đều, thể chất hơi xốp nhẹ, màu vàng nâu hay nâu đỏ, cắt ngang trông giống như có nhiều lớp dính liền vào nhau.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Tạ Thị Tĩnh – giảng viên khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Lương Thế Vinh chia sẻ những bài thuốc Y học cổ truyền sử dụng ngưu hoàng chữa bệnh như sau:

Ngưu hoàng vị thuốc có vị đắng, tính bình, quy vào kinh tâm, can. Có công năng thanh tâm, trừ phiền nhiệt, giải độc, thông khiếu, tiêu đờm, định kinh. Được dùng trong các bệnh sốt cao, phát cuồng, trúng phong, hôn mê, kinh giản, co giật, đau họng, loét họng và niêm mạc miệng, mụn nhọt, đinh độc.

Bài thuốc trị sốt cao, co giật, mê sảng, trúng phong, đột: Ngưu hoàng sử dụng 10g, sừng trâu (nấu cao, cô thành cao khô) lấy 200g, xạ hương lấy 25g, trân châu 50g; chu sa, hùng hoàng, hoàng liên, hoàng cầm, chi tử, uất kim, mỗi vị lấy 100g; băng phiến lấy 25g.

Cho thêm mật ong, làm hoàn 3g/viên. Một liệu trình 5 ngày, mỗi ngày sử dụng 1 viên. Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trấn kinh, khai khiếu.

Bài thuốc trị thần trí hỗn loạn, lời nói không chuẩn, đờm dãi nhiều, choáng đầu, hoa mắt, điên giản, kinh phong, hôn mê: Ngưu hoàng, xạ hương, linh dương giác, chu sa… Uống ngày 1 – 2 viên, 3 – 4 tuần là một liệu trình, nghỉ 1 tuần. Tác dụng: thanh tâm, hóa đàm, trấn kinh, khứ phong.

Bài thuốc trị hỏa nhiệt nội thịnh, hầu họng sưng thũng, lợi sưng thũng, miệng lưỡi sinh mụn nhọt, mắt đỏ sưng thũng: Ngưu hoàng lấy 5g, hùng hoàng, cam thảo, mỗi vị lấy 50g, thạch cao, đại hoàng, mỗi vị đem lấy 200g, hoàng cầm 150g, cát cánh lấy 100g, băng phiến lấy 25g. Ngày 4 – 6 viên có tác dụng thanh nhiệt giải độc.

Bài thuốc trị nhiệt nhập tâm bào, đờm nhiều, hôn mê, hai hàm răng cắn chặt, trẻ con kinh phong, co giật: Ngưu hoàng dùng 1g, hoàng liên dùng 15g; hoàng cầm, chi tử mỗi vị dùng 9g; uất kim sử dụng 6g, chu sa lấy 4,5g. Sắc uống ngày một thang có tác dụng thanh tâm tả hỏa, an thần khai khiếu.

Bài thuốc y học cổ truyền trị đau đầu, hoa mắt, mắt đỏ, tai ù, hầu họng sưng thũng, miệng lưỡi sinh nhọt, lợi sưng thũng, đại tiện táo kết: Ngưu hoàng, cúc hoa, chi tử, hoàng liên, hoàng cầm… đồng lượng, thêm mật ong làm hoàn, mỗi ngày sử dụng uống 6g có tác dụng thanh nhiệt, tả hỏa, tán phong, chỉ thống.

Điều trị viêm da cơ địa qua các phương thức Y học cổ truyền

Điều trị viêm da cơ địa qua các phương thức Y học cổ truyền

Viêm da cơ địa là một bệnh lý da liễu mãn tính, gây ngứa, khô và đỏ da, thường tái phát. Y học cổ truyền (YHCT) đang được nhiều người lựa chọn để điều trị, nhờ vào cách tiếp cận toàn diện và an toàn.
Trị ho có đờm bằng các liệu pháp Đông y

Trị ho có đờm bằng các liệu pháp Đông y

Thuốc Đông y từ lâu đã được nhiều người lựa chọn để điều trị các bệnh hô hấp như ho khan, ho có đờm, ho dai dẳng. Vậy, thuốc Đông y có thực sự hiệu quả với ho có đờm, và cần lưu ý gì khi dùng cho trẻ nhỏ?
Quy định về tiêu chuẩn của chức danh Cao đẳng Y sĩ đa khoa và Cao đẳng Y học cổ truyền?

Quy định về tiêu chuẩn của chức danh Cao đẳng Y sĩ đa khoa và Cao đẳng Y học cổ truyền?

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Y sĩ đa khoa. Trong đó, Bộ Y tế đề xuất trình độ đào tạo của chức danh y sĩ hạng IV là cao đẳng y sĩ, xếp lương viên chức A0.
Bong gân chân nên đắp lá thuốc Y học cổ truyền gì để nhanh hồi phục?

Bong gân chân nên đắp lá thuốc Y học cổ truyền gì để nhanh hồi phục?

Khi bị bong gân chân, nhiều người tìm đến các loại lá thuốc Y học cổ truyền để hỗ trợ giảm sưng, giảm đau và đẩy nhanh quá trình hồi phục. Vậy nên chọn loại lá nào để đắp cho hiệu quả và an toàn?
Đăng ký trực tuyến