Y học cổ truyền chia sẻ những lợi ích của phương pháp ngâm chân bằng thảo dược

Thứ hai, 20/01/2025 | 10:20
Theo dõi ULTV trên

Bàn chân chứa rất nhiều dây thần kinh quan trọng cơ thể vì vậy việc ngâm chân bằng thuốc bắc mỗi ngày sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe, có một giấc ngủ ngon hơn.

ngâm chân bằng thảo dược

Đôi bàn chân là bộ phận vô cùng quan trọng, có vai trò chịu toàn bộ trọng lượng của cơ thể, được ví như “trái tim thứ hai” của cơ thể. Ngâm chân là phương pháp mà đôi bàn chân được thả lỏng và ngâm trong một bồn nước hay chậu nước nóng có nhiệt độ vừa phải khoảng 38 – 45℃ trong từ 5 – 15 phút. Bạn không nên sử dụng nước quá nóng hay ngâm quá lâu vì sẽ có thể gây bỏng hoặc ảnh hưởng đến các bộ phận khác như não, tim mạch,…

Theo đông y thì bàn chân còn chứa nhiều vị trí huyệt đạo quan trọng có liên quan mật thiết đến các cơ quan khác của cơ thể. Vì thế, việc chăm sóc đôi bàn chân thường xuyên sẽ giúp lưu thông khí huyết và có lợi cho sức khỏe.

Theo y học cổ truyền, phương pháp ngâm chân bằng thảo dược đông y được công nhận là phương pháp trị liệu đơn giản nhưng mang lại tác dụng bất ngờ. Chỉ với việc ngâm với nước ấm, pha cùng một vài vị thuốc bắc, chúng ta sẽ có được những biến chuyển tích cực tới sức khỏe.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Tạ Thị Tĩnh – giảng viên khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Lương Thế Vinh cho biết, quá trình ngâm chân trong thảo dược đông y, sẽ giúp khí huyết trong cơ thể, giúp trị các bệnh về xương khớp, đồng thời lưu thông máu, khiến các dây thần kinh chạy nhanh hơn, làm ấm cơ thể trong mùa đông giá lạnh, bảo vệ bạn khỏi các bệnh cảm cúm thông thường. Thường xuyên áp dụng phương pháp ngâm chân bằng thảo dược sẽ loại bỏ các chất thải trong cơ thể bạn, đó là lý do khiến bạn cảm thấy thoải mái, thư giãn hơn, khiến giấc ngủ đến dễ dàng, ngon và sâu giấc hơn.

Theo bà Tĩnh, bạn đọc tham khảo các bước bắt đầu ngâm chân bằng thuốc bắc như sau:

- Bạn cần đun thuốc bắc cùng với nước sôi, để khoảng 20 phút cho các chất trong thuốc tan ra. Để nước nguội dần, khoảng còn 40 độ C thì ngâm chân.

- Rửa sạch chân, lau khô chân và ngâm chân trong chậu nước thuốc khoảng 15 – 30 phút mỗi ngày. Vào mùa đông, bạn cũng có thể đặt bàn tay vào ngâm cùng để giữ ấm cơ thể.

- Ngâm cho đến khi nước thuốc nguội hẳn, lau khô chân.

Khi ngâm có thể kết hợp nhiều loại thảo dược trên và ngâm thảo dược trong nước khoảng 15 – 30 phút trước khi nấu để hoạt chất trong dược liệu dễ hòa tan hơn. Tùy vào điều kiện, thùng ngâm chân có thể dùng thùng nhôm hoặc thùng gỗ, có chiều cao lên tới gối, nếu được thùng gỗ càng tốt.

Hiện nay cũng có rất nhiều các loại bột thuốc Bắc dùng để ngâm chân rất hiệu quả. Đó là những loại bột gia truyền của người dân tộc, vì vậy bạn cũng cần tìm hiểu thật kĩ địa chỉ mua tin cậy. Bột thuốc bắc được làm từ những loại cây cỏ trên nương và trong rừng già, khi hòa bột vào nước ấm, bột sẽ từ từ tỏa ra các dưỡng chất ngấm vào đôi bàn chân của bạn. Các bước ngâm chân bột thuốc Bắc, giải độc tố cơ thể có các bước sau:

- Sau khi rửa chân sạch sẽ, lau khô chân, bạn sẽ ngâm chân với một số các loại dược liệu như: Hoài sơn, Độc hoạt, đương quy, sa nhân, bạch chỉ, đỗ trọng, quế, sả cây, sinh khương, đại hồi. Các vị dược liệu đều có tác dụng làm loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể.

- Sau khi ngâm chân trong nước với đủ thời gian, bạn nên để chân khô và xoa một chút tinh dầu rồi nhẹ nhàng xoa bóp để máu được lưu thông, giảm các cơn đau và khiến cơ thể thoải mái.

Điều trị viêm da cơ địa qua các phương thức Y học cổ truyền

Điều trị viêm da cơ địa qua các phương thức Y học cổ truyền

Viêm da cơ địa là một bệnh lý da liễu mãn tính, gây ngứa, khô và đỏ da, thường tái phát. Y học cổ truyền (YHCT) đang được nhiều người lựa chọn để điều trị, nhờ vào cách tiếp cận toàn diện và an toàn.
Trị ho có đờm bằng các liệu pháp Đông y

Trị ho có đờm bằng các liệu pháp Đông y

Thuốc Đông y từ lâu đã được nhiều người lựa chọn để điều trị các bệnh hô hấp như ho khan, ho có đờm, ho dai dẳng. Vậy, thuốc Đông y có thực sự hiệu quả với ho có đờm, và cần lưu ý gì khi dùng cho trẻ nhỏ?
Quy định về tiêu chuẩn của chức danh Cao đẳng Y sĩ đa khoa và Cao đẳng Y học cổ truyền?

Quy định về tiêu chuẩn của chức danh Cao đẳng Y sĩ đa khoa và Cao đẳng Y học cổ truyền?

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Y sĩ đa khoa. Trong đó, Bộ Y tế đề xuất trình độ đào tạo của chức danh y sĩ hạng IV là cao đẳng y sĩ, xếp lương viên chức A0.
Bong gân chân nên đắp lá thuốc Y học cổ truyền gì để nhanh hồi phục?

Bong gân chân nên đắp lá thuốc Y học cổ truyền gì để nhanh hồi phục?

Khi bị bong gân chân, nhiều người tìm đến các loại lá thuốc Y học cổ truyền để hỗ trợ giảm sưng, giảm đau và đẩy nhanh quá trình hồi phục. Vậy nên chọn loại lá nào để đắp cho hiệu quả và an toàn?
Đăng ký trực tuyến