Bá tử nhân vị thuốc y học cổ truyền tuyệt vời với sức khoẻ

Thứ ba, 07/05/2024 | 14:41

Bá tử nhân là phần nhân có trong hạt của cây bá tử nhân, thường được dùng chữa hồi hộp mất ngủ, hay quên, người yếu ra nhiều mồ hôi, táo bón.

Hãy cùng giảng viên Trường Cao đẳng Y dược Paseur tìm hiểu những tác dụng tuyệt vời của vị thuốc dược liệu này nhé.!

  • Bá tử nhân là gì?
01715067763.jpeg

Bá tử nhân là phần nhân có trong hạt của cây Bá tử nhân

Bá tử nhân còn gọi là cây Trắc bách diệp, Trắc bá tử nhân, Bách thử nhân, Bách thật, Bách tử nhân, Trắc bá, Bá thực. Bá tử nhân có tên khoa học là Platycladus orientalis (L.) Franco., thuộc họ Trắc bách (Cupressaceae).

Cây Bá tử nhân là loại thực vật hạt trần, cây phát triển tối đa có thể cao tới 6 – 8m. Cây phân nhiều nhánh xếp theo những mặt phẳng thẳng đứng. Dọc thân mọc nhiều nhánh con chứa nhiều lá. Nón quả hình trứng, có 6 – 8 vảy dày, xếp đối nhau.

Hạt của cây Trắc bách diệp chính là vị thuốc Bá tử nhân. Hạt có hình trứng dài hay bầu dục hẹp. Đường kính hạt 1,5 – 3mm, dài khoảng 4 – 7mm. Vỏ hạt cứng nhẵn. Mặt ngoài hạt màu trắng, hơi vàng hoặc màu vàng nâu nhạt, có phủ một vỏ lụa màng mỏng. Đỉnh hạt hơi nhọn, có một điểm nhỏ màu nâu thẫm, đáy tròn tù. Hạt này chất mềm, nhiều chất dầu. Vị ngọt, có mùi thơm nhẹ.

Thành phần hóa học trong lá và cành có tinh dầu (pinen, cariophylen, fenchone, campho, a - Cedrol) và chất nhựa, các hợp chất flavon (Quercetin, myricetin). Trong hạt Trắc bách diệp có các axit hữu cơ, chất béo và saponozit.

Những lợi ích tuyệt vời của Bá tử nhân đối với sức khoẻ

Theo Y học cổ truyền

Bá tử nhân có vị ngọt, tính bình. Quy vào kinh Tâm, Can, Tỳ và Thận. Bá tử nhân có tác dụng nhuận trường, thông tiện, an thần, dưỡng tâm, cầm mồ hôi. Được sử dụng chữa các chứng tâm hồi hộp, ra nhiều mồ hôi, mất ngủ, tâm trí hay quên, chiêm bao, các trường hợp táo bón, trĩ, đại tiện ra máu. Kiêng kỵ với ngườ bị tiêu chảy, người ít đờm. Thận trọng với người đi tiêu lỏng.

Theo y học hiện đại

Nước sắc Bá tử nhân có tác dụng tăng kích thích quá trình đông máu; ức chế sự  phát triển và hoạt động của một số loại virus cúm, vi khuẩn hay tụ cầu khuẩn; tăng cường khả năng gây mê của Pentobarbital sodium; Tác động lên trung khu thần kinh nhờ có phần lắng đọng của nước sắc bá tử nhân, đồng thời cải thiện tình trạng ho. Bá tử nhân được dùng trong điều trị chứng mất ngủ, táo bón, tử cung ra máu.

Cách dùng và liều lượng của Bá tử nhân

Bá tử nhân: Được dùng làm thuốc dưỡng tâm tỳ, an thần, chữa hồi hộp mất ngủ, hay quên, nhuận tràng, thông tiểu tiện dưới dạng thuốc sắc với liều 4-12g/ngày.

11715067763.jpeg

Bá tử nhân

Một số bài thuốc chữa bệnh từ Bá tử nhân

Bài thuốc từ bá tử nhân trị chứng động kinh, trướng bụng, trẻ nhỏ hay quấy khóc về đêm:

Trộn một lượng bá tử nhân vừa đủ cùng với nước cơm để uống.

Bài thuốc từ bá tử nhân trị chứng suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh

Chuẩn bị: Bá tử nhân và thục địa mỗi vị 20 gram; đương quy, phục thần, huyễn sâm, câu kỷ và mạch đông mỗi vị 12 gram cùng với xương hồ và cam thảo mỗi vị 4 gram.

Cách thực hiện: Đem một thang thuốc trên sắc cùng với một lượng nước vừa đủ để dùng hết trong ngày. Có thể chia phần thuốc sắc được thành 2 phần nhỏ để uống lúc còn nóng.

Bài thuốc từ bá tử nhân trị mất ngủ, chứng hồi hộp, ngủ không ngon

Chuẩn bị: Bá tử nhân và toan táo nhân mỗi vị 16 gram cùng với ngũ vị tử và viễn chí mỗi vị 8 gram.

Cách thực hiện: Đem tất cả các vị thuốc trên sắc cùng với một lượng nước vừa đủ. Tiến hành sắc cho đến khi lượng nước cô đặc lại và chia phần nước sắc được thành 2 – 3 phần nhỏ để uống lúc nòng hết trong ngày.

Bài thuốc sử dụng bá tử nhân cải thiện tình trạng rụng tóc do thần kinh suy nhược

Chuẩn bị: Bá tử nhân 640 gram và đương quy 640 gram.

Cách thực hiện: Đem hai vị thuốc trên tán thành bột mịn, thêm một ít mật ong trộn đều, rồi hoàn thành viên. Sau đó, đem viên hoàn cất trữ trong hũ thủy tinh để sử dụng dần. Mỗi lần sử dụng 12 gram uống cùng nước ấm. Dùng thuốc mỗi ngày 2 lần vào mỗi buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.

Bài thuốc từ bá tử nhân trị chứng ra nhiều mồ hôi

Chuẩn bị: Bá tử nhân và mạch nhu mỗi vị 16 gram; đảng sâm, mẫu lệ, bạch truật, ma hoàng căn và hạ khúc mỗi vị 12 gram cùng với 8 gram ngũ vị tử.

Cách thực hiện: Mang tất cả các nguyên liệu đã được chuẩn bị tán thành bột mịn, rồi trộn cùng với táo nhục rồi hoàn thành viên. Nếu không sử dụng ở dạng thuốc bột thì cũng có thể sử dụng ở dạng thuốc sắc.

Bài thuốc từ bá tử nhân giúp nhuận tràng, trị chứng táo bón ở người cao tuổi và phụ nữ sau khi sinh

Chuẩn bị: Bá tử nhân 12 gram, trần bì 12 gram và hạnh nhân 12 gram, uất lý nhân 4 gram, tùng tử nhân 4 gram, đào nhân 20 gram

Cách thực hiện: Đem tất cả các dược liệu trên tán thành bột mịn, thêm một ít mật ong trộn đều, rồi hoàn thành viên. Mỗi lần sử dụng 4 – 8 gram, dùng 2 lần/ngày hoặc sử dụng mỗi lần 6 – 8 gram và dùng 1 lần/ngày. Dùng thuốc trước khi đi ngủ.

Lưu ý khi sử dụng Bá tử nhân trong phòng bệnh và chữa bệnh

Lưu ý khi sử dụng Bá tử nhân cho phụ nữ đang trong thai kỳ hoặc giai đoạn cho trẻ bú.

Lưu ý không dùng Bá tử nhân cho người bị tiêu chảy hay cổ họng nhiều đàm.

Không dùng Bá tử nhân chung với dương đề thảo.

Thận trọng khi dùng Bá tử nhân kết hợp với cúc hoa.

Tóm lại, Bá tử nhân là vị thuốc thảo dược lành tính, được sử dụng hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh mất ngủ tại nhà. Tuy nhiên, để sử dụng có hiệu quả và an toàn người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng Bá tử nhân trong hỗ trợ chữa bệnh.

DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM

Từ khóa: Bá tử nhân
Bác sĩ cảnh báo chứng rối loạn lo âu nguyên nhân và cách điều trị

Bác sĩ cảnh báo chứng rối loạn lo âu nguyên nhân và cách điều trị

 Rối loạn lo âu là một nhóm các tình trạng tâm lý đặc trưng bởi cảm giác lo lắng quá mức và kéo dài, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người mắc phải.
Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ 8 loại trái cây giúp vết thương mau lành

Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ 8 loại trái cây giúp vết thương mau lành

Mặc dù không thể làm cho vết thương lành ngay lập tức, một số loại trái cây có thể đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào, giảm thời gian phục hồi sau chấn thương và tăng cường hệ miễn dịch để ngăn ngừa nhiễm trùng.
Khám phá công dụng kỳ diệu của cây rau dớn trong y học cổ truyền

Khám phá công dụng kỳ diệu của cây rau dớn trong y học cổ truyền

Cây rau dớn, hay còn được biết đến với tên gọi khoa học là Centella asiatica, là một loại thảo dược được sử dụng phổ biến trong y học dân gian và y học hiện đại. Dưới đây là một cái nhìn tổng quan về đặc điểm và công dụng của cây rau dớn:
Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ phương pháp điều trị cơ xương khớp bằng đông y

Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ phương pháp điều trị cơ xương khớp bằng đông y

Cơ xương khớp là bệnh mạn tính rất phổ biến hiện nay, gồm hơn 100 bệnh lý cơ xương khớp khác nhau xuất hiện ở hầu hết các lứa tuổi. Cùng tìm hiểu cách điều trị nội khoa bệnh lý xương khớp bằng phương pháp Y học cổ truyền qua bài viết sau đây.
Đăng ký trực tuyến