Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ công dụng chữa bệnh của dược liệu Tạc tương thảo

Thứ tư, 11/09/2024 | 15:00
Theo dõi ULTV trên

Cây Tạc tương thảo là một loài cây mọc dại quen thuộc với nhiều người, bên cạnh đó nó còn được biết đến là một vị thuốc y học cổ truyền thường dùng để chữa trị một số chứng bệnh rất hiệu quả.

tạc tương

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Tạ Thị Tĩnh – giảng viên khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Lương Thế Vinh, trong Y học cổ truyền, cây Tạc tương thảo có tính mát và vị chua, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, giảm ho, lợi tiểu, tiêu phù thũng, sát trùng. Tạc tương thường được dùng trong các trường hợp sau:

- Dùng làm thuốc thanh nhiệt, sát trùng.

- Dùng làm thuốc thông tiểu tiện, chữa viêm niệu đạo.

- Lấy lá nghiền ra hãm trong nước sôi vài giờ, hoặc dùng toàn cây sắc uống có tác dụng giải nhiệt và chữa trị kiết lỵ.

- Dùng lá để đánh đồ đồng sẽ bóng sáng do có chất axit oxalic.

Tùy thuộc vào mục đích dùng mà có thể dùng dược liệu với nhiều cách khác nhau. Cây Tạc tương thảo thường được dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc chế biến thành món ăn. Liều dùng với me đất khô là 5 – 10 gram và tươi là 30 – 50 gram.

Đây cũng là dược liệu có mặt trong nhiều bài thuốc điều trị bệnh nổi tiếng, được lưu truyền qua nhiều thế hệ, có thể kể đến như:

Bài thuốc Y học cổ truyền chữa trị viêm họng: Cây Tạc tương thảo hoa vàng tươi 50 gram, muối 2g, nhai hai thứ này rồi nuốt từ từ.

Bài thuốc Y học cổ truyền chữa trị sốt cao, trằn trọc, khát nước: Lấy một nắm chua me đất hoa vàng giã nát, rồi cho thêm nước vào vắt lấy nước cốt uống.

Bài thuốc Y học cổ truyền chữa trị ho do thử nhiệt: Dùng chua me đất hoa vàng tươi 40 gram, rau má 40 gram, lá xương sông 20 gram, cỏ gà 20 gram, tất cả đều dùng tươi, đem rửa sạch, giã nhỏ, vắt lấy nước, cho thêm 1 thìa đường, đun sôi, sau đó chia 3 lần uống trong ngày.

Bài thuốc Y học cổ truyền chữa ho gà: Dùng lá chua me đất hoa vàng 10 gram, rễ chanh 12g, lá xương sông 8g, lá hẹ 8g, hạt mướp đắng 5g, phèn phi 2g, sắc lấy nước đặc, thêm đường uống.

Bài thuốc Y học cổ truyền hỗ trợ chữa trị tăng huyết áp: Dùng chua me đất hoa vàng tươi 30 gram, hạ khô thảo 10 gram, cúc hoa vàng 15g, sắc uống ngày 1 lần.

Bài thuốc Y học cổ truyền hỗ trợ chữa trị viêm gan, vàng da: Dùng chua me đất hoa vàng 30 gram, sắc lấy nước chia uống vài lần trong ngày. Hoặc dùng 30 gram chua me đất, thịt lợn nạc 30 gram, nấu thành canh, ăn cả nước lẫn cái.

Bài thuốc Y học cổ truyền chữa trị đại, tiểu tiện không thông: Dùng cây Tạc tương thảo hoa vàng tươi, mã đề, mỗi thứ một nắm (khoảng 20 gram), rửa sạch, cho thêm chút đường, giã nát, vắt lấy một chén nước cốt uống.

Bài thuốc Y học cổ truyền chữa trị chấn thương, bị ngã sưng đau: Dùng một nắm to cây Tạc tương thảo hoa vàng tươi, đem chưng nóng rồi xoa bóp vào chỗ bị thương.

Giảng viên Y học cổ truyền – Trường Đại học Lương Thế Vinh, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Hà lưu ý, dược liệu Tạc tương thảo có chứa nhiều acid oxalic, đặc biệt là oxalat kali có thể gây sỏi thận hoặc sỏi bàng quang. Vì vậy, những người đang bị sỏi thận, sỏi bàng quang không nên dùng.

Không nên dùng liều quá cao vì muối oxalate gây độc ở liều 20 – 30 gram. Triệu chứng ngộ độc muối oxalate là vô niệu, gây suy thận cấp.

Phụ nữ đang mang thai không dùng cây Tạc tương thảo.

Điều trị viêm da cơ địa qua các phương thức Y học cổ truyền

Điều trị viêm da cơ địa qua các phương thức Y học cổ truyền

Viêm da cơ địa là một bệnh lý da liễu mãn tính, gây ngứa, khô và đỏ da, thường tái phát. Y học cổ truyền (YHCT) đang được nhiều người lựa chọn để điều trị, nhờ vào cách tiếp cận toàn diện và an toàn.
Trị ho có đờm bằng các liệu pháp Đông y

Trị ho có đờm bằng các liệu pháp Đông y

Thuốc Đông y từ lâu đã được nhiều người lựa chọn để điều trị các bệnh hô hấp như ho khan, ho có đờm, ho dai dẳng. Vậy, thuốc Đông y có thực sự hiệu quả với ho có đờm, và cần lưu ý gì khi dùng cho trẻ nhỏ?
Quy định về tiêu chuẩn của chức danh Cao đẳng Y sĩ đa khoa và Cao đẳng Y học cổ truyền?

Quy định về tiêu chuẩn của chức danh Cao đẳng Y sĩ đa khoa và Cao đẳng Y học cổ truyền?

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Y sĩ đa khoa. Trong đó, Bộ Y tế đề xuất trình độ đào tạo của chức danh y sĩ hạng IV là cao đẳng y sĩ, xếp lương viên chức A0.
Bong gân chân nên đắp lá thuốc Y học cổ truyền gì để nhanh hồi phục?

Bong gân chân nên đắp lá thuốc Y học cổ truyền gì để nhanh hồi phục?

Khi bị bong gân chân, nhiều người tìm đến các loại lá thuốc Y học cổ truyền để hỗ trợ giảm sưng, giảm đau và đẩy nhanh quá trình hồi phục. Vậy nên chọn loại lá nào để đắp cho hiệu quả và an toàn?
Đăng ký trực tuyến