Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ những lợi ích tuyệt vời từ cây dẻ ngựa

Thứ tư, 24/04/2024 | 14:11
Theo dõi ULTV trên

Cây Dẻ ngựa từ xưa đến nay đã được biết đến như là kẻ thù của các bệnh liên quan đến mạch máu như bệnh suy giãn tĩnh mạch và hỗ trợ điều trị trĩ

Bên cạnh đó, hạt dẻ ngựa còn có tác dụng khác tốt cho sức khỏe, hãy cùng tìm hiểu những công dụng rõ hơn của hạt dẻ ngựa qua bài viết sau nhé.

 Cây Dẻ ngựa là gì?

01713942711.jpeg

Cây Dẻ ngựa

Bác sĩ – giảng viên y học cổ truyền Nguyễn Hữu Bản hiện đang công tác tại Trường Đại học Lương Thế Vinh cho biết Cây dẻ ngựa là loại cây thân gỗ, thay lá hàng năm với chiều cao từ 25m đến 30m. Hoa có màu trắng hồng, hạt có màu xanh và có gai. Cây dẻ ngựa có tên khoa học là. Aesculus hippocastanum, thuộc họ Sapindaceae (Bồ hòn). Bộ phận sử dụng làm thuốc là hạt và lá của cây hạt dẻ ngựa.

Hạt dẻ ngựa có thành phần hoạt chất chính là escin. Ngoài ra, hạt dẻ ngựa chứa các hợp chất flavonoid như kaempferol, quercetin; proanthocyanidins; sterol; các loại axit phenolic như axit caffeic, quercetin, apigenin và nhiều chất chống oxy hóa, chất chống ung thư, chống viêm. Được sử dụng chữa bệnh suy tĩnh mạch mãn tính (với các biểu hiện như llưu lượng máu kém trong tĩnh mạch chân, đau chân, sưng tấy, ngứa ngáy), vô sinh nam, hội chứng ruột kích thích.

Lá và hạt cây dẻ ngựa thu hái về cần được xử lý đúng cách trước khi sử dụng. Vì chất esculetin có trong Lá và hạt cây dẻ ngựa là chất độc có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Liều sử dụng tối đa trong ngày là 150mg chiết xuất dẻ ngựa.

Những lợi ích tuyệt vời của cây Dẻ ngựa đối với sức khoẻ

Chữa suy giãn tĩnh mạch: Hợp chất aescin trong hạt dẻ ngựa có tác dụng cải thiện trương lực tĩnh mạch bằng cách cải thiện lưu lượng máu ở chân, giúp giảm sưng viêm, giảm phù nề, giảm đau chân do giãn tĩnh mạch. Liều lượng hàng ngày 600 mg chiết xuất hạt dẻ ngựa có chứa 50 mg aescin được thực hiện trong 8 tuần có thể có hiệu quả điều trị suy giãn tĩnh mạch mãn tính trong thời gian ngắn, giúp làm giảm các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch bao gồm đau chân, sưng và ngứa chân.

Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ: Các đặc tính chống viêm, giảm sưng của hạt dẻ ngựa có thể giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ như ngứa, kích ứng, sưng trực tràng, đau và chảy máu trực tràng. Hạt dẻ ngựa thường được sư dụng để làm se búi trĩ, giúp giảm các cơn đau, sưng do bệnh trĩ gây ra.

Chống oxy hóa, chống viêm: Chiết xuất hạt dẻ ngựa rất giàu hợp chất flavonoid (quercetin và kaempferol), aescin có đặc tính chống oxy hóa mạnh. Những hợp chất có thể giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào gây ra bởi các phân tử không ổn định được gọi là gốc tự do. Quá nhiều gốc tự do trong cơ thể sẽ dẫn đến viêm và tổn thương tế bào. Chiết xuất từ cây dẻ ngựa giúp ngăn ngừa, giảm thiểu và loại bỏ tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể.

Chống ung thư: Hợp chất aescin có tác dụng chống ung thư, làm giảm đáng kể sự phát triển của tế bào khối u trong một số bệnh ung thư như ung thư gan, đa u tủy và bệnh bạch cầu . Aescin có thể gây chết tế bào ung thư trong ung thư phổi và ung thư tuyến tụy. Tuy nhiên, những nghiên cứu này đã sử dụng một lượng aescin đậm đặc, và không rõ liệu lượng được tìm thấy trong chiết xuất hạt dẻ ngựa có mang lại hiệu quả tương tự hay không. Cần có thêm nhiều dữ liệu nghiên cứu trên con người trong lĩnh vực chống ung thư trước khi đưa ra kết luận chắc chắn.

Chữa vô sinh nam: Một trong những nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới là do giãn tĩnh mạch thừng tinh, hoặc sưng các tĩnh mạch gần tinh hoàn. Các đặc tính chống viêm và chống sưng tấy của hợp chất aescin trong hạt dẻ ngựa, là phương pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả cho chứng vô sinh liên quan đến giãn tĩnh mạch thừng tinh, giúp cải thiện mật độ tinh trùng, khả năng di chuyển của tinh trùng và chất lượng tinh trùng và giảm kích thước giãn tĩnh mạch.

11713942711.jpeg

Hạt dẻ ngựa

Lưu ý khi sử dụng cây Dẻ ngựa trong phòng bệnh và chữa bệnh

Không dùng hạt dẻ ngựa khi chưa được chế biến. Vì Esculetin là thành phần có độc trong lá, thân, vỏ quả của cây hạt dẻ ngựa và có thể gây tử vong nếu ăn sống.

Người bệnh chỉ được sử dụng tối đa 150mg chiết xuất hạt dẻ ngựa cho mỗi ngày. Trong quá trình sử dụng, người bệnh có thể gặp một số phản ứng phụ như phát ban, chóng mặt, đau bụng.

Thuốc trị tiểu đường, thuốc chống đông máu, thuốc lithium: Khi dùng chung với hạt dẻ ngựa có thể làm thay đổi tác dụng của thuốc các thuốc này.

Không được dùng chiết xuất hạt Dẻ ngựa cho các trường hợp như trẻ em; những người bị dị ứng với thuốc nhuộm, chất bảo quản hay động vật.

Các trường hợp mắc bệnh tiểu đường, rối loạn xuất huyết, mắc bệnh gan, thận hoặc có các vấn đề về tiêu hóa cũng không được tự ý dùng hạt dẻ cười mà cần có ý kiến của bác sĩ điều trị.

Thuốc thảo dược chỉ là giải pháp giúp hỗ trợ chữa bệnh không thể thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh. Người bệnh cần thực hiện theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ và tham khảo ý kiến trước khi sử dụng thuốc thảo dược.

Đi tái khám sức khoẻ định kỳ để kiểm tra tình trạng bệnh, không chủ quan ngay cả khi bệnh được cải thiện.

Tóm lại, Dẻ ngựa là cây thảo dược có độc tính, có một số tác dụng phụ, được sử dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh hiệu quả tại nhà. Tuy nhiên, để tránh trường hợp xảy ra những tác dụng không mong muốn và tránh ngộ độc khi sử dụng, người bệnh nên hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng thảo dược Dẻ ngựa hỗ trợ chữa bệnh.

DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM giảng viên Trường Cao đẳng Y dược Pasteur 

Cây cỏ mực và những công dụng chữa bệnh trong y học cổ truyền

Cây cỏ mực và những công dụng chữa bệnh trong y học cổ truyền

Cỏ mực là một trong một số vị thuốc được dân gian sử dụng nhiều trong một số bài thuốc hàng ngày. Vậy cỏ mực có những ứng dụng bài thuốc cụ thể nào?
Y học cổ truyền chia sẻ công dụng của vị thuốc Tiêu lá tím

Y học cổ truyền chia sẻ công dụng của vị thuốc Tiêu lá tím

Tiêu lá tím hay còn gọi là tất bạt, tiêu lốt, hồ tiêu dài, tiêu dài, là một vị thuốc y học cổ truyền được dùng trong trị ho, chống sưng tấy, dịu đau, lợi kinh, sâu răng; chữa ăn uống không tiêu, viêm khí quản mãn tính, ho và cảm lạnh.
Y học cổ truyền chia sẻ công dụng chữa bệnh của dược liệu Bách nha

Y học cổ truyền chia sẻ công dụng chữa bệnh của dược liệu Bách nha

Cây Bách nha còn có tên gọi khác là cây đơn răng cưa, được xem là một vị thuốc được ứng dụng trong các bệnh ngoài da như mẩn ngứa, mề đay, ghẻ lở…
Bác sĩ y học cổ truyền giới thiệu công dụng chữa bệnh từ dược liệu Bột chàm

Bác sĩ y học cổ truyền giới thiệu công dụng chữa bệnh từ dược liệu Bột chàm

Cây Bột chàm là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Đây là dược liệu có vị mặn, tính hàn tác dụng điều trị các bệnh như mụn nhọt, viêm sưng, viêm gan, viêm phế quản...
Đăng ký trực tuyến