Bộ Y tế chủ trương cho kết hợp Y học cổ truyền và y học hiện đại trong khám, chữa bệnh nhằm khai thác các ưu điểm và hạn chế nhược điểm của mỗi nền Y học Đông Y và Tây y để nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh trong các cơ sở y tế.
Bộ Y tế chủ trương cho kết hợp Y học cổ truyền và y học hiện đại trong khám, chữa bệnh nhằm khai thác các ưu điểm và hạn chế nhược điểm của mỗi nền Y học Đông Y và Tây y để nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh trong các cơ sở y tế.
Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 02/2024/TT-BYT quy định cấp giấy chứng nhận Quy định về điều kiện cấp giấy chứng nhận lương y, bài thuốc gia truyền, phương pháp chữa bệnh gia truyền và kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Nguyên tắc kết hợp Đông Y với Tây Y trong khám bệnh, chữa bệnh?
Bộ Y tế quy định rõ, việc thực hiện kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnh bao gồm sử dụng các phương pháp, kỹ thuật chuyên môn để khám bệnh, chữa bệnh và theo dõi, đánh giá kết quả điều trị phải bảo đảm nguyên tắc phù hợp với phạm vi hành nghề được ghi trong giấy phép hành nghề, giấy phép hoạt động và các văn bản cho phép thực hiện của cấp có thẩm quyền và phù hợp theo từng giai đoạn bệnh, tình trạng bệnh của người bệnh, bảo đảm an toàn, hiệu quả.
Ai được phép chỉ định, thực hiện kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại?
Theo Thông tư, người hành nghề thuộc một trong các chức danh chuyên môn sau đây được chỉ định, thực hiện kết hợp phương pháp, kỹ thuật chuyên môn y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnh:
1- Chức danh Bác sỹ với phạm vi hành nghề y khoa;
2- Chức danh Bác sỹ với phạm vi hành nghề y học cổ truyền;
3- Chức danh Bác sỹ với phạm vi hành nghề chuyên khoa;
4- Chức danh Y sỹ với phạm vi hành nghề đa khoa;
5- Chức danh Y sỹ với phạm vi hành nghề y học cổ truyền. (*)
Người hành nghề thuộc một trong các chức danh chuyên môn sau đây được thực hiện kết hợp phương pháp, kỹ thuật chuyên môn chữa bệnh y học cổ truyền với y học hiện đại:
1- Các chức danh chuyên môn quy định tại (*);
2- Chức danh điều dưỡng với phạm vi hành nghề điều dưỡng;
3- Chức danh điều dưỡng với phạm vi hành nghề điều dưỡng chuyên khoa;
4- Chức danh kỹ thuật y với phạm vi hành nghề phục hồi chức năng;
5- Chức danh kỹ thuật y với phạm vi hành nghề phục hồi chức năng chuyên khoa.
Bộ Y tế nêu rõ, việc kê đơn thuốc của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh quy định tại (*): thực hiện theo quy định tại Thông tư số ngày 28/12/2018 của Bộ Y tế quy định về kê đơn thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu và kê đơn kết hợp thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu với thuốc hóa dược.
Đào tạo bác sĩ y học cổ truyền dựa trên chuẩn năng lực hành nghề Đông Y
Đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về đào tạo khối ngành sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế, Trường Đại học Lương Thế Vinh xây dựng chương trình đào tạo dựa trên chuẩn năng lực hành nghề Bác sĩ Y học cổ truyền nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra theo yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
Theo tiến sĩ Y khoa Mai Mạnh Tuấn: Đảm bảo Bác sĩ Y học cổ truyền tốt nghiệp đủ năng lực hành nghề là vô cùng quan trọng trong công tác đảm bảo chất lượng đào tạo. "Theo quy định của Luật Khám chữa bệnh, Việt Nam sẽ tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực phục vụ việc cấp phép hành nghề cho bác sĩ từ năm 2027. Do vậy, Trường Đại học Lương Thế Vinh chuẩn bị cho kỳ kiểm tra đánh giá năng lực phục vụ việc cấp phép hành nghề sau khi sinh viên tốt nghiệp là sự quan tâm giúp người học đạt được năng lực cần thiết để đáp ứng các tiêu chí, tiêu chuẩn của kỳ thi cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh sau này.
Cách thức đăng ký tuyển sinh vào học ngành Bác sĩ Y học cổ truyền năm 2024
- Đăng ký trên cổng thông tin tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Đăng ký trực tiếp tại Fanpage Trường Đại học Lương Thế Vinh
- Đăng ký: https://ultv.edu.vn/dang-ky/
Hình thức nhận hồ sơ: Nộp trực tiếp tại trường hoặc gửi chuyển phát nhanh có đảm bảo.
Địa điểm nhận hồ sơ: Trường Đại học Lương Thế Vinh, đường Cầu Đông, Thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Điện thoại: 03.5982.5982; 03.8259.8259.