Bác sĩ y học cổ truyền mách bạn những công dụng đặc biệt của cây lá bỏng

Thứ năm, 28/11/2024 | 10:15
Theo dõi ULTV trên

Theo Đông y, cây lá bỏng hay còn gọi là cây thuốc bỏng có rất nhiều công năng như tiêu trùng, giảm đau, sinh cơ. Điều đặc biệt là cây thuốc này dễ kiếm và được trồng phổ biến ở mọi nơi trên đất nước Việt Nam.

cây lá bỏng

Thông tin về cây lá bỏng

Theo PGS.TS Tạ Thị Tĩnh, giảng viên khoa Y học cổ truyền Trường Đại học Lương Thế Vinh cho biết, cây lá bỏng còn có những tên khác như: Cây sống đời, Diệp sinh căn, Thuốc bỏng, trường sinh, đả bất tử, tầu púa sung (Dao).

Cây lá bỏng thuộc cây cỏ, sống lâu năm, cao 40 – 60cm. Thân tròn, nhẵn, có đốm tía. Lá mọc đối, nguyên hoặc xẻ 3 thùy, ít khi 5 – 7. Phiến lá dày, mọng nước, có răng cưa tròn ở mép. Hoa mọc thõng xuống, màu đỏ hoặc vàng cam tụ tập thành xim trên một cán dài ở ngọn thân. Quả gồm 4 đại. Bộ phận dùng: Lá Phân bố: Mọc hoang và được trồng làm cảnh ở nhiều nơi nước ta.

Thành phần hoá học: Acid hữu cơ : citric, isocitric, malic., flavonoid và một số hợp chất phenolic khác.

Công dụng:

Cây lá bỏng có vị nhạt, hơi chua, tính mát không độc, có tác dụng chỉ thống, giảm đau, hoạt huyết, tiêu độc, tiêu thũng,... Ngoài những tác dụng đặc trưng là trị bỏng như tên gọi, thì cây lá bỏng còn dùng để chữa các loại bệnh như: bệnh sỏi thận, bệnh gút, ung loét, cao huyết áp và các loại bệnh về da, giảm sốt, chữa đau đầu, giảm đau, tức ngực, giảm ho, và điều hòa kinh nguyệt...

Ở một số vùng, người ta còn lấy lá bỏng non để nấu canh ăn và dùng làm loại thuốc đắp lên vết thương, mụn nhọt, hoặc mắt đỏ sưng đau. Do trong lá bỏng có chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn nên cây lá bỏng còn được dùng cho các trường hợp bị viêm nhiễm ở trong và ngoài cơ thể như chữa bệnh đường ruột, hay viêm ruột, trĩ nội,...Cách dùng, liều dùng:

Dùng trong, ngày 20 – 40g giã tươi, thêm nước và gạn uống. Dùng ngoài, lấy lá tươi giã nhỏ, đắp hoặc chế thành dạng thuốc mỡ để bôi.

Tổng hợp các bài thuốc Y học cổ truyền từ cây lá bỏng

– Chữa chấn thương do ngã, đánh đập; bỏng do lửa hay nước sôi và bỏng do nóng: dùng lá sống đời tươi giã nhuyễn đắp lên.

– Viêm họng: ăn 10 lá sống đời, chia làm 10 lần trong ngày (sáng 4 lá, chiều 4 lá, tối 2 lá), nên nhai ngậm và nuốt cả bã, dùng khoảng 3 ngày.

– Chữa viêm loét dạ dày, viêm ruột, trĩ nội đi ngoài ra máu: lấy một nắm lá tươi (50g), vò lấy nước uống hoặc sắc uống.

– Mất sữa: sáng và chiều mỗi lần ăn 8 lá sống đời; người mất ngủ dùng đơn này, thì giấc ngủ sẽ đến sớm.

– Chữa kiết lỵ và bệnh trĩ: lá sống đời, rau sam mỗi thứ 20g nhai nuốt nước hay sắc uống; hoặc mỗi ngày ăn 20 lá sống đời (sáng 8 lá, chiều 8 lá, tối 4 lá), ăn khoảng 5 ngày.

– Giải rượu: khi say rượu ăn 10 lá sống đời, khoảng 10 phút có tác dụng giải rượu.

– Chữa viêm xoang mũi: giã nát 2 lá sống đời lấy nước thấm vào bông, nút lỗ müi bên viêm, ngày 4-5 lần; nếu viêm cả 2 bên, thì sáng nút 1 bên, chiều nút 1 bên. Cách này còn dùng cho người bị chảy máu cam.

– Chữa phong ngứa không rõ lý do: dùng lá sống đời, lá nghễ răm, lá k , lá bồ hòn, nấu nước xông và tắm; dùng thêm lá k đầu ngựa, sắc uống trong vài ngày.

                                                                                                                                          Theo: Tin y tế

Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ công dụng của vị thuốc Me đất

Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ công dụng của vị thuốc Me đất

Me đất là một loài cây thông dụng thường thấy ở vườn nhà hoặc bờ ruộng khắp các tỉnh thành của nước ta. Ngoài công dụng dùng làm rau ăn (nấu canh chua), cây này còn giúp giải nhiệt, có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, kích thích tiêu hóa và hạ huyết áp.
Y học cổ truyền mách bạn những vị thuốc giúp giảm ho và bảo vệ sức khỏe khi trời lạnh

Y học cổ truyền mách bạn những vị thuốc giúp giảm ho và bảo vệ sức khỏe khi trời lạnh

Trong y học cổ truyền, nhiều vị thuốc tự nhiên được ứng dụng hiệu quả trong điều trị ho. Không chỉ làm dịu cơn ho, các vị thuốc này còn giúp tăng cường sức đề kháng và bảo vệ sức khỏe, đặc biệt khi thời tiết thay đổi thất thường, gây ảnh hưởng đến đường hô hấp.
Y học cổ truyền khám phá công dụng của dược liệu Điền thất

Y học cổ truyền khám phá công dụng của dược liệu Điền thất

Theo y học cổ truyền thì củ điền thất có vị đắng, tính bình, hơi the, có ông dụng điều hòa kinh nguyệt, thông kinh bế và tiêu sưng viêm, bổ huyết, làm tan máu ứ, có tác dụng tiêu hoá, nhuận tràng, lợi mật.
Bác sĩ Y học cổ truyền chia sẻ thành phần dinh dưỡng và công dụng của rau ngót

Bác sĩ Y học cổ truyền chia sẻ thành phần dinh dưỡng và công dụng của rau ngót

Theo Đông y, rau ngót có tính mát, vị ngọt, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ huyết, nhuận tràng. Rau ngót chứa lượng đạm thực vật cao, nên nên được khuyến khích sử dụng thay thế cho đạm động vật.
Đăng ký trực tuyến