Bộ Giáo dục đề xuất Bộ Y tế sớm tiêm vaccine cho trẻ 5-11 tuổi

Thứ bảy, 26/02/2022 | 10:57
Theo dõi ULTV trên

Ông Nguyễn Kim Sơn - Bộ trưởng Bộ Giáo dục khẳng định: mở cửa trường học là cấp thiết, và đề xuất Bộ Y tế sớm tiêm vaccine cho trẻ 5-11 tuổi.

Mở cửa trường học là cần thiết

Trước nhiều luồng ý kiến trái chiều về việc có nên hay không mở cửa cho học sinh quay lại trường học. Đặc biệt là sau thực trạng F0, F1 ra tăng đột biến khi trường học mở cửa. Ủy ban Văn hóa Giáo dục đã tổ chức Phiên giải trình về nội dung Dạy học trong bối cảnh Covid-19 vào chiều ngày 25/2 vừa qua.

Để đảm bảo về chất lượng, trẻ bắt buộc phải tới trường. Trẻ nhỏ không giống như người lớn, chúng sẽ trở nên thụ động nếu suốt ngày ngồi nhà trước cái màn hình máy tính. Các em sẽ không thể phát triển được toàn diện cả về thể chất, tư duy, tâm lý và sức khỏe, nhận thức xã hội cũng bị suy giảm.

Xưa nay việc học luôn phải đi đôi với thực hành, nếu duy trì quá trình học gián tiếp như hiện nay, cả một thế hệ học sinh – sinh viên, lao động trẻ chắc chắn sẽ bị suy giảm về chất lượng. Trước tình thế đó, bộ trưởng Bộ giáo dục Nguyễn Kim Sơn khẳng định: "Khó có phương án nào toàn diện, đáp ứng được mọi điều, mà trong khó khăn chúng ta phải chọn phương án khả dĩ nhất”

Bộ Giáo dục đề xuất Bộ Y tế sớm tiêm vaccine cho trẻ 5-11 tuổi
Bộ Giáo dục đề xuất Bộ Y tế sớm tiêm vaccine cho trẻ 5-11 tuổi

Sau khi thực hiện đưa học sinh trở lại trường sau Tết, Bộ đã cử đoàn đi kiểm tra các địa phương và nhận thấy mong muốn cho trẻ trở lại trường là nguyện vọng của toàn dân.

Trước đó, các địa phương đều có kịch bản ứng phó, lộ trình, phương án, tổ chức diễn tập... thể hiện sự quyết tâm cho trẻ đi học. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh bùng phát phức tạp, nhiều lớp học phải kết hợp trực tiếp và online. Các đoàn khảo sát nhận thấy giáo viên và học sinh đã và đang bình tĩnh ứng phó, tuy nhiên không tránh khỏi sự lo lắng đến từ xã hội và phụ huynh. Bộ trưởng cũng nhận định, quá trình mở cửa trường cũng tồn tại tình trạng lúng túng khi xử lý ca F0, cách ly F0, F1, thiếu đồng bộ trong quy trình test sàng lọc ở các cơ sở giáo dục. Để giải quyết thực trạng này, Bộ Giáo dục, Y tế đã có văn bản hướng dẫn cụ thể.

Bộ cũng thống nhất quan điểm, định hướng nhất quán đưa học sinh quay lại trường.

Cho trẻ từ 5 – 11 tuổi tới trường liệu có an toàn?

Theo tổng hợp của ban tuyển sinh đại học, trường Đại học Lương thế Vinh, tới thời điểm hiện tại trên cả nước tỷ lệ trẻ dưới 18 tuổi mắc Covid-19 là 19%, tỷ lệ trẻ em tử vong là 0,4%. Trẻ em 0-2 tuổi có tỷ lệ mắc 3,5%; trẻ 3-5 tuổi là 2,7%, trẻ 6-12 tuổi là 7,9%.

Dịch bệnh càng lúc càng căng thẳng và có những diễn biến khó lường, năm 2022 có thể xuất hiện biến chủng mới. Trước lo lắng của các bậc phụ huynh có con nhỏ dưới 12 tuổi khi để trẻ đến trường mà chưa được tiêm vaccine. Bộ giáo dục đã kiến nghị Bộ Y tế sớm tiêm vaccine cho trẻ dưới 12 tuổi để phụ huynh yên tâm.

Bộ Giáo dục đề xuất Bộ Y tế sớm tiêm vaccine cho trẻ 5-11 tuổi
Bộ Giáo dục đề xuất Bộ Y tế sớm tiêm vaccine cho trẻ 5-11 tuổi

Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, tính đến 25/2, Bộ Y tế được giao mua khoảng 22 triệu liều vaccine để tiêm cho trẻ 5-11 tuổi, dự kiến sẽ đẩy nhanh bao phủ vaccine cho trẻ độ tuổi này. Bộ Y tế đã và sẽ tiếp tục tổ chức hướng dẫn tiêm khi các lô vaccine về nước.

Trước những đánh giá, nhận định về tình hình dịch bệnh, các giải trình của bộ y tế, bộ giáo dục. Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh nhận định việc mở cửa trường học là cấp thiết, học trực tuyến chỉ là giải pháp tình thế. Tuy nhiên, việc đưa học sinh trở lại trường đang đối mặt nhiều thách thức lớn, đề nghị tiếp tục thực hiện dạy học an toàn, linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn địa phương và cơ sở giáo dục. Bộ Y tế cần nghiên cứu, đánh giá rủi ro về sức khỏe đối với học sinh dưới 12 tuổi, phối hợp với Bộ Giáo dục có phương án đảm bảo an toàn cho học sinh chưa tiêm phòng. Việc mở rộng tiêm vaccine cho trẻ dưới 5 tuổi cũng cần thử nghiệm và triển khai từng bước thận trọng để phụ huynh và xã hội yên tâm, ủng hộ.

Từ khóa: ớm tiêm vaccine
Định hướng lựa chọn môn thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Sự chuẩn bị và mong đợi từ học sinh và nhà trường

Định hướng lựa chọn môn thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Sự chuẩn bị và mong đợi từ học sinh và nhà trường

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 với cấu trúc 4 môn thi đang đặt ra nhiều thách thức và cơ hội cho học sinh. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ các đơn vị giáo dục, cùng định hướng tuyển sinh rõ ràng sẽ giúp học sinh tự tin hơn trong lựa chọn và đạt được kết quả như mong đợi.
Tuyển sinh đại học 2025: Thí sinh có nên tham gia nhiều kỳ thi riêng?

Tuyển sinh đại học 2025: Thí sinh có nên tham gia nhiều kỳ thi riêng?

Trong dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) dự kiến yêu cầu các trường tổ chức kỳ thi riêng như đánh giá năng lực, tư duy phải nộp dữ liệu điểm để phục vụ việc xét tuyển chung.
Thay đổi trong tổ hợp môn xét tuyển đại học 2025: Thí sinh nên chuẩn bị như thế nào?

Thay đổi trong tổ hợp môn xét tuyển đại học 2025: Thí sinh nên chuẩn bị như thế nào?

Năm 2025, thế hệ thí sinh đầu tiên học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ dự thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học theo những quy định mới. Sự thay đổi trong các tổ hợp môn xét tuyển đã gây không ít bối rối và áp lực cho thí sinh.
Tuyển sinh đại học 2025: Cần điều chỉnh kịp thời để đáp ứng thực tiễn

Tuyển sinh đại học 2025: Cần điều chỉnh kịp thời để đáp ứng thực tiễn

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh, điều chỉnh việc xét tuyển sớm là một bước cần thiết nhằm đảm bảo công bằng và chất lượng trong tuyển sinh, đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của xã hội và yêu cầu từ các trường đại học. Trong đó, việc quy về một thang điểm chung đang được xem là giải pháp quan trọng.
Đăng ký trực tuyến