Tình trạng học online – offline, chất lượng giáo dục liệu có đảm bảo

Thứ sáu, 25/02/2022 | 09:28
Theo dõi ULTV trên

Đại dịch SARS – CoV2 diễn biến phức tạp, các chủ trương, chính sách của Bộ GD&ĐT được thay đổi liên tục, “chất lượng giáo dục” có được đảm bảo.

Năm 2020, đại dịch Covid bùng nổ, hậu quả mà nó gây ra ảnh hưởng tới toàn nhân loại, buộc nhiều quốc gia, nhiều khu vực, nhiều ngành nghề phải quay cuồng để ứng phó với nó. Việt Nam đạt được những thành tựu to lớn trong bước đầu chống dịch. Cho đến tận tháng 4/2021 đại dịch Covid mới thực sự lan rộng ở TP. Hồ Chí Minh rồi lan ra cả nước.

Ban đầu các ngành như du lịch, dịch vụ hàng không chịu ảnh hưởng lớn từ dịch. Tới nay, không một ngành nghề nào thoát được “nỗi ám ảnh CoV2”: Kinh tế suy giảm, đời sống nhân dân ảnh hưởng nghiêm trọng. Giáo dục – một ngành mang sứ mệnh “thắp sáng tương lai” của cả dân tộc cũng phải hứng chịu hậu quả nặng nề của covid.

Tình trạng học online – offline, chất lượng giáo dục liệu có đảm bảo
Tình trạng học online – offline, chất lượng giáo dục liệu có đảm bảo

Học online – giải pháp buộc phải thực hiện

Lần đầu tiên trong lịch sử nền giáo dục, cụm từ “học online” lại phổ biến như những năm trở lại đây. Trước tình hình dịch bệnh, tại nhiều địa phương trên cả nước – nơi mà tình hình dịch bệnh khó kiểm soát, học sinh, sinh viên được cho học online tại nhà. Các hình thức dạy qua zoom, thi online… không còn xa lạ với các em học sinh, sinh viên.

Mới đầu, có nhiều em học sinh, sinh viên, thậm chí phụ huynh cảm thấy khá thích thú trước giải pháp học online, vì trước các thông tin trấn động khi có hàng ngàn, hàng vạn người chết mỗi ngày tại nhiều nơi trên thế giới do covid thì việc được học ở nhà như là một biện pháp phòng tránh dịch hiệu quả.

Dần dần, khi kết quả các đợt thi, chất lượng học tập của các em học sinh, sinh viên giảm đi. Nhiều em không đủ điểm vào trường cấp 2, cấp 3, thậm chí là đại học mà mình mong muốn, lúc đó chính các em học sinh, sinh viên, các bậc phụ huynh lại đứng ngồi không yên.

Hiểu rõ được ích lợi, cũng như hạn chế của việc học online, từ 27/4 năm ngoái, sau khi đợt dịch thứ tư bùng phát, cả nước đã trải qua hơn chín tháng ở nhà, học online. Đánh giá học online kém hiệu quả, lại giảm tương tác xã hội, tiềm ẩn những hệ lụy về tâm lý, sức khỏe với học sinh mà trong suốt quãng thời gian đối phó với dịch bệnh. Khi mức độ tiêm phủ đã ở ngưỡng an toàn, lần lượt các đề án mở cửa trường học để đảm bảo hiệu quả giảng dạy, tăng tương tác cho trẻ, cho học sinh sinh viên được Bộ DG-ĐT thực hiện. Một loạt các trường thông báo lịch học trực tiếp, đón học sinh, sinh viên quay trở lại trường học từ sau Tết.

Trực tuyến vừa mở, covid vẫn chưa chịu buông tha.

Vừa mở cửa trở lại được vài tuần, cả nền giáo dục, cả xã hội hoang mang khi số lượng học sinh, sinh viên, thậm chí người dân mắc F0 tăng cao.

Tình trạng học online – offline, chất lượng giáo dục liệu có đảm bảo
Tình trạng học online – offline, chất lượng giáo dục liệu có đảm bảo

Nhiều em học sinh sao vài buổi học đã phải ở nhà. Ngày 10/2 bắt đầu đến trường, hai hôm sau, em Đặng Minh Nam (Hoàng Cầu, Hà Nội) phải ở nhà học online vì gia đình có F0, sau đó em cũng nhiễm nCoV, và phải học từ xa nửa tháng nay. Lớp Nam có 44 bạn, hiện một nửa đến trường, nửa còn lại, gồm F0 và F1, chuyển sang học online. Các F0, F1 cũng ít được tương tác, đôi lúc bị bỏ quên vì cô mải trao đổi trực tiếp với các bạn ở lớp. Mạng trục trặc hoặc lag cũng thường làm gián đoạn bài học.

Không chỉ số học sinh thuộc diện F ngày tăng cao, nhiều thầy cô cũng phải cách ly, dạy online ở nhà. Vì thế, lại có nhiều tình trạng, học sinh đến trường nhưng lại phải học online với thầy cô giáo qua mạng.

Theo ghi nhận của ban tuyển sinh đại học, trường đại học Lương Thế Vinh: hiện nay Hà Nội ghi nhận hơn 7.000 ca mắc Covid-19 mỗi ngày, nhiều trường xoay xở tổ chức học kết hợp online và offline: gom F0, F1 vào một lớp tạm thời hoặc gửi các F học trực tuyến với những lớp trực tiếp. Tình trạng học sinh đến trường nhưng thầy cô dạy online từ nhà ngày càng trở nên phổ biến. Những bất cập từ mô hình giảng dạy kết hợp này khiến không ít phụ huynh lo ngại: việc học "nửa nọ, nửa kia" thậm chí còn không hiệu quả bằng học online hoàn toàn. 

Tuyển sinh đại học 2025: Thay đổi ngưỡng đầu vào đối với ngành Sức khỏe

Tuyển sinh đại học 2025: Thay đổi ngưỡng đầu vào đối với ngành Sức khỏe

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngưỡng đầu vào đối với ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề cho các phương thức tuyển sinh đào tạo sẽ có nhiều thay đổi đáng chú ý.
Tuyển sinh đại học 2025: Các kỳ thi riêng mang đến cơ hội mới cho thí sinh

Tuyển sinh đại học 2025: Các kỳ thi riêng mang đến cơ hội mới cho thí sinh

Năm 2025, nhiều trường đại học tiếp tục tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng, tạo thêm cơ hội cho học sinh lớp 12. Việc cập nhật thông tin về các kỳ thi này là bước chuẩn bị quan trọng để thí sinh có thể đạt kết quả tốt và tăng cơ hội trúng tuyển.
Tổng hợp danh sách 35 đơn vị tổ chức thi tiếng anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc

Tổng hợp danh sách 35 đơn vị tổ chức thi tiếng anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc

Cập nhật mới nhất về danh sách các trường đại học tổ chức thi tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc đã cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của năng lực ngoại ngữ trong giáo dục đại học Việt Nam. Đặc biệt, điều này mở ra cơ hội cho sinh viên trau dồi kỹ năng ngoại ngữ đạt tiêu chuẩn quốc tế ngay tại nước nhà.
Kỳ thi riêng năm 2025: Nhiều đổi mới để mở rộng quy mô tuyển sinh

Kỳ thi riêng năm 2025: Nhiều đổi mới để mở rộng quy mô tuyển sinh

Năm 2025, kỳ thi tốt nghiệp THPT bước vào năm đầu tiên thực hiện theo phương án mới, vì vậy các kỳ thi riêng cũng đã được các trường đại học lên phương án đổi mới phù hợp với Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Đăng ký trực tuyến