Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, để nâng cao chất lượng giáo dục cần phải đảm bảo giáo viên phải là người giỏi nhất. Bộ đang tiến hành nghiên cứu giải pháp nhằm thu hút học sinh giỏi vào sư phạm.
Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, để nâng cao chất lượng giáo dục cần phải đảm bảo giáo viên phải là người giỏi nhất. Bộ đang tiến hành nghiên cứu giải pháp nhằm thu hút học sinh giỏi vào sư phạm.
Theo thống kê của phòng truyền thông, trường đại học Lương Thế Vinh, các khối ngành như: Quản trị kinh doanh, y đa khoa, luật, ngôn ngữ anh, công nghệ thông tin…luôn đứng trong top đầu, trở thành khối ngành “hot” thu hút nhiều thí sinh đăng ký dự thi. Đa số thế hệ gen Z ưa thích lựa chọn các ngành nghề thiên về kinh tế, có cơ hội việc làm cao.
Theo ghi nhận của chúng tôi, tỉ lệ học sinh đăng ký dự thi sư phạm có xu hướng giảm mạnh trong nhiều năm trở lại đây.
“Nghề giáo” là nghề có mức lương thấp, vất vả. Khiến cho nhiều học sinh, đặc biệt là các học sinh giỏi không cảm thấy có hứng thú khi thi tuyển vào sư phạm.
Hơn nữa trước thực trạng nhiều sinh viên sư phạm ra trường nhiều năm chưa có việc làm. Các lứa học sinh sau đó sợ hãi, không dám tự tin đăng tuyển thi sư phạm.
Bên cạnh đó, chủ trương tinh giảm biên chế cũng khiến nhiều em sinh viên sư phạm hoang mang vì cơ hội việc làm của mình ngày càng eo hẹp.
Chính phủ ban hành nghị định 116, quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt với sinh viên sư phạm thể hiện quyết tâm nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và giải quyết bài toán đào tạo gắn với cung cầu. Nghị định đã được đưa vào thực hiện từ năm 2021, với các chính sách khá thiết thực như: sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí, hỗ trợ 3,63 triệu đồng mỗi tháng để chi trả phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường... Những chính sách này bước đầu thu hút được nhiều học sinh vào sư phạm. Tuy nhiên, hiện nay nhiều học sinh giỏi chưa đăng ký vào sư phạm, nhiều địa phương cũng chưa đặt hàng giáo viên.
Mới đây, sáng25/2, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức phiên giải trình về việc thực hiện chính sách pháp luật trong tuyển dụng, sử dụng, quản lý giáo viên mần non phổ thông. Trong cuộc họp, chất lượng sinh viên sư phạm và đội ngũ giáo viên là vấn đề quan tâm chính.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh "Hiện nay chúng tôi đã ưu tiên học sinh chuyên, học sinh đoạt giải học sinh giỏi vào trường sư phạm”. Hệ thống chính sách thu hút sẽ được tăng cường trong thời gian tới" để thực hiện Nghị định 116 hiệu quả, vai trò của các địa phương trong khảo sát, đánh giá nhu cầu của từng cơ sở giáo dục là rất quan trọng. Theo ông, nhiều địa phương còn dè dặt trong đặt hàng sinh viên sư phạm vì lo ngại các em ra trường không sắp xếp được việc do phải thực hiện nghị định 115 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Vì vậy, thời gian tới Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ đồng bộ hóa các văn bản quy phạm pháp luật để việc thực thi được hiệu quả.
Nhiều đại biểu cũng đề nghị Bộ Giáo dục giải trình về tình trạng thừa, thiếu giáo viên. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, việc thực thi các giải pháp tổng thể, bền vững đảm bảo không thừa, thiếu giáo viên "không chỉ phụ thuộc ngành Giáo dục mà còn liên quan các chính sách quốc gia, phương diện tài chính và giải pháp của địa phương". Theo ông, hiện nay ngành đang thiếu giáo viên nhưng vẫn phải giảm 10% biên chế theo lộ trình của Chính phủ. Học sinh tăng cơ giới gần nửa triệu người mỗi năm, trong khi đó mấy năm mới có một đợt tuyển giáo viên.
Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đề nghị việc giảm biên chế không thực hiện theo kiểu cào bằng, cơ học mà tùy tình hình, đặc điểm từng địa phương và việc quản lý công chức, viên chức. Bà cũng nhấn mạnh: "Quan điểm của Bộ Nội vụ là đồng tình với chủ trương ban hành Luật Nhà giáo để có hành lang pháp lý đầy đủ, quản lý đội ngũ nhà giáo phù hợp với yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục đào tạo".