Khi làm hồ sơ du học, thí sinh cần lưu ý không nên liệt kê thành tích dàn trải, nên thiết kế CV một cách thông minh... để đạt được mục tiêu du học thành công
Khi làm hồ sơ du học, thí sinh cần lưu ý không nên liệt kê thành tích dàn trải, nên thiết kế CV một cách thông minh... để đạt được mục tiêu du học thành công
Cùng với phòng tuyển sinh trường ĐH Lương Thế Vinh tìm hiểu câu chuyện của Anh Trần Thanh Nhân Đức, 26 tuổi, quê Bình Định, là du học sinh theo học bổng thạc sĩ toàn phần Erasmus Mundus tại châu Âu. Từ trải nghiệm bản thân và kinh nghiệm làm cố vấn cho nhiều ứng viên, Đức đưa ra một số điều cần lưu ý hồ sơ du học.
Năm 2021, tôi làm mentor giúp hai người nước ngoài, một bạn ở Pakistan và một bạn ở Mỹ Latin, giúp họ giành học bổng Erasmus Mundus ngay trong năm. Trước đó một năm, họ trượt cả ba chương trình Erasmus Mundus. Khi xem hồ sơ, tôi thấy cả hai mắc cùng một lỗi giống nhau là họ dùng một bộ hồ sơ với câu chuyện chung chung.
Hồ sơ du học Thạc sĩ Erasmus Mundus yêu cầu phải có Motivation Letter (Thư động lực). Ứng viên nêu lý do muốn du học, định hướng tương lai sau khi tốt nghiệp. Mô típ thường được chọn là kể khổ, tôi đi học về để giúp đất nước. Theo tôi, công thức này chưa đủ độ thuyết phục. Bạn nên có câu chuyện riêng cho từng trường hợp, cho thấy bạn vừa thấu hiểu bản thân, vừa thấu hiểu ngành học hoặc chương trình đang ứng tuyển.
Trước đây ở Thư động lực, anh Đức thẳng thắn thừa nhận ngành mình đã học không liên quan đến chương trình sắp tới (nếu trúng tuyển). Nhưng sau đó, tôi có đề cập đến việc học thêm chứng chỉ và chỉ ra một số vấn đề cần giải quyết liên quan đến ngành này, cũng như cho thấy khả năng chủ động học hỏi trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Ứng viên người Mỹ Latin mà anh Đức tư vấn, học về tài nguyên nước ở bậc đại học và muốn tiếp tục bậc thạc sĩ ngành này. Trong thời gian đợi xin học bổng, bạn này có đi dạy thêm tiếng Anh và đề cập phần này trong kinh nghiệm làm việc.
Đây là lỗi phổ biến của nhiều người. Trong lúc apply, bạn chỉ nên liệt kê những gì liên quan đến ngành học sắp tới và giúp ích cho quá trình xin học bổng. Không nên viết hết thành tích, kinh nghiệm, nhất là khi nó không liên quan đến ngành bạn nhắm tới.
Thay vào đó, cần xem kỹ chương trình yêu cầu gì, giáo sư ở lĩnh vực đang nghiên cứu đề tài nào. Trong hàng trăm hồ sơ, nếu giáo sư bắt gặp ứng viên có cùng mối quan tâm hoặc có công trình liên quan đến những gì đang nghiên cứu, họ sẽ chú ý hơn.
Đây là yếu tố thuộc về kỹ năng mềm. Trước khi apply một học bổng, bạn nên tham khảo trước phong cách thiết kế hoặc mẫu CV phổ biến tại lĩnh vực hoặc quốc gia đó.
Chẳng hạn, với học bổng Erasmus Mundus, bạn nên thiết kế CV theo phong cách châu Âu, nhưng không phải mẫu mới nhất mà là mẫu sử dụng trong giai đoạn 2003-2010. Bởi những tiến sĩ, giáo sư của hội đồng tuyển sinh đã quen với mẫu CV này trong nhiều năm. Khi đọc một thứ quen thuộc, họ sẽ dễ dàng nắm bắt thông tin, đồng thời cảm thấy gần gũi. Tôi biết điều này trong quá trình trao đổi với các giáo sư ở bậc thạc sĩ. Hiện các thầy người Pháp và Ba Lan ở trường đại học của tôi vẫn dùng CV theo chuẩn châu Âu 2003-2010.
Bạn sẽ trải qua một cuộc phỏng vấn. Đây thường là bước quan trọng xem bạn có trúng tuyển hoặc nhận được học bổng hay không. Bạn nên phản hồi ngay email, có mặt đúng giờ và trang phục lịch sự.
Thông qua buổi trò chuyện này, hội đồng tuyển sinh sẽ cân nhắc việc cấp học bổng. Do đó, họ thường hỏi "Nếu được chấp nhận nhưng không có hỗ trợ tài chính, bạn có học không?". Nếu trả lời "Có, tôi sẽ tự trả tiền học", khả năng cao họ sẽ không hỗ trợ tài chính. Vì vậy, nếu thật sự cần học bổng, không nên trả lời theo cách này.
Câu hỏi phổ biến thứ hai: "Học xong bạn sẽ làm gì?". Nếu phân vân giữa hai ứng viên nhưng chỉ còn một suất, hội đồng tuyển sinh thường hỏi câu này. Đây cũng là câu hỏi mở, đòi hỏi sự khôn khéo.
Trước buổi phỏng vấn, bạn nên tìm hiểu về tiểu sử, lý lịch của giáo sư sắp phỏng vấn cùng những công trình, đề tài nghiên cứu mà họ làm chính trong 2-3 năm gần đây. Sau đó, liên kết với những gì đã viết trong Thư động lực liên hệ với thực trạng tại Việt Nam và bày tỏ mong muốn khắc phục.
Theo PGS.TS Mai Quốc Chánh, Hiệu trưởng trường Đại học Lương Thế Vinh thì trong tương lai một số ngành học sẽ cần nhân lực ở cấp độ chuyên gia như CNTT, Kỹ thuật xây dựng, Công nghệ kỹ thuật – điện điện tử… vì vậy nếu bạn dành được những suất học bổng những ngành này sẽ rất có lợi thế sau này