Các kỹ thuật môn bóng đá cơ bản cho người mới tập luyện

Thứ sáu, 05/07/2024 | 14:41
Theo dõi ULTV trên

Bóng đá là môn thể thao mang lại nhiều cho sức khỏe con người cũng như tránh được những nguy cơ từ vấn đề cân nặng. Đá bóng giúp vận động viên rèn luyện sức khỏe, sự mạnh mẽ, sức bền và tăng cường sự tập trung.

ky thuat bong da co ban

1. Kỹ thuật di chuyển

Việc di chuyển trong bóng đá là một kỹ thuật quan trọng để hình hành các kỹ thuật khác (kỹ thuật chuyền bóng, kỹ thuật dẫn bóng, kỹ thuật sút bóng…). Kỹ thuật di chuyển cũng có nhiều bước di chuyển khác nhau, nhưng có 05 bước di chuyển cơ bản việc di chuyển trong bóng đá không thể thiếu khi chơi môn bóng đá: Kỹ thuật chạy, dừng đột ngột, chuyển  thân, bật nhảy và đi bộ.

Kỹ thuật chạy: Gồm chạy thường, chạy giật lùi, chạy đường vòng và chạy zích zắc.

Chạy đường vòng và chạy zích zắc: Cũng giống như chạy giật lùi nhưng cần quan sát  hướng cần chuyển.

Chạy giật lùi: Đòi hỏi phải có sự thoải nhưng không cần nhanh và bất ngờ.

Chạy thường: So với vận động viên điền kinh các cầu thủ bóng đá khi chạy trọng tâm  thường thấp hơn, bước chạy ngắn và tay đánh rộng sang ngang nhiều hơn.

Dừng đột ngột: Đòi hỏi cầu thủ phải dùng hết lực để chân bám chặt mặt đất, khi đó gối và trọng tâm  hạ thấp để trọng tâm hướng về phía ngược với hướng đang di chuyển một độ nghiêng  nhất định. Bàn chân dùng lực đạp đất cơ thể hạ thấp để làm giảm quán tính và lực  xông về trước.

Chuyển thân: Trong thi đấu bóng đá đặc biệt là bóng đá 5 người luôn có sự thay đổi giữa tấn công  và phòng thủ, giữa vị trí của các cầu thủ trong sân. Do vậy để theo kịp những diễn  biến xảy ra trên sân các cầu thủ cần phải linh hoạt chuyền thân nhanh, bất ngờ ở mỗi  tình huống cụ thể.

Bật nhảy: Là cách thực hiện việc tranh chấp bóng trên không. Sức bật, tốc độ chạy đà, lực giậm  nhảy, năng lực phán đoán điểm rơi, thời gian giậm nhảy, quyết định kết quả của động  tác tranh bóng. Có 2 cách thực hiện động tác giậm nhảy, đó là giậm nhảy bằng 1 chân  và 2 chân.

Đi bộ: Được sử dụng để tranh thủ nghỉ ngơi và hồi phục lại sức lực.

2. Kỹ thuật dẫn bóng

Theo các huấn luyện viên của Trung tâp đào tạo bóng đá trẻ - Trường Đại học Lương Thế Vinh chia sẻ thì đây là kỹ thuật đòi hởi sự dẻo dai và nhanh nhẹn để phối hợp tấn công với đồng đội hoặc tự  mình đột phá vượt qua hàng phòng thủ của đối phương tạo ra những cơ hội tốt để sút, chuyền bóng cho đồng đội ghi bàn.

Dẫn bóng bằng lòng bàn chân: Giúp cho người thực hiện dễ quan sát đối phương, dễ dàng che chắn bóng khi đối  phương tranh cướp bóng.

Thường được sử dụng trong tình huống đối phương vây xung quanh và không có  khoảng trống rộng.

Dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân: Tư thế dẫn bóng thì như chạy bình thường thân trên hơi đổ về trước.

Bước chân vừa phải không nên quá rộng, chân dẫn bóng nhấc lên khớp gối hơi gập,  khớp hông đưa về trước, duỗi mũi bàn chân trước khi chạm đất dùng mu giữ bàn chân  để tiếp xúc vào phần giữa phía sau quả bóng đẩy bóng về trước.

Tư thế dẫn bóng như chạy bình thường người hơi đổ về trước (như dẫn bóng bằng mu  giữa bàn chân).

Dẫn bóng bằng mu ngoài bàn chân: Dùng lực tiếp xúc vào bóng tùy thuộc vào mục đích dẫn bóng.

Chân dẫn bóng khi chạm đất thì dùng mu ngoài bàn chân tiếp xúc vào giữa và phía  sau quả bóng.

Tư thế dẫn bóng thân trên hơi nghiêng sang một bên, thả lỏng tự nhiên thân nghiêng  về một phía.

Chân dẫn bóng hơi gập gối và bẻ ra ngoài, mủi bàn chân bẻ ra ngoài làm cho mu trong  bàn chân trực diện với hướng dẫn bóng đi trước khi chân dẫn bóng chạm đất dùng mu  trong bàn chân dẫn bóng.

Việc sử dụng mu trong bàn chân để chắn bóng và còn là để thực hiện một số động tác  khác như: Hất bóng, kéo bóng, chặt bóng, dích bóng lên, gạt bóng.

ky thuat bong da co ban hien nay

3. Kỹ thuật giữ/ khống chế bóng

Kỹ thuật khống chế bóng là nền tảng quan trọng nhất cho các pha di chuyển đỉnh cao mà bất cứ cầu thủ nào cũng phải nắm vững.

Giữ bóng lăn sệt bằng lòng bàn chân: Mũi chân trụ đối diện với hướng bóng đến, đầu gối hơi khụy, một bên vai hướng về  phía bóng đến.

Chân giữ bóng, mở mũi chân ra ngoài, gan bàn chân nằm song song với mặt đất, lòng  bàn chân hướng về phía trước

Giữ bóng nửa nảy bằng lòng bàn chân: Gối chân trụ hơi thấp, thân người sau khi giữ bóng hướng vận động hơi lệch so với  bóng.

Chân giữ bóng đưa lên, cẳng chân thả lỏng, mũi chân bẻ cong lên, lòng bàn chân tiếp  xúc bóng, bóng vận hành theo hướng hợp với mặt đất thành một góc nhỏ hơn 900. Giữ bóng nửa nảy bằng lòng bàn chân

Giữ bóng trên không bằng lòng bàn chân: Chân đưa lên, hướng lòng bàn chân về hướng bóng bay đến để đón bóng, khi bóng  chạm vào chân lập tức kéo chân ra sau làm giảm lực, giữ bóng ở dưới chân. Giữ bóng trên không bằng lòng bàn chân

Kỹ thuật giữ bóng bằng gan bàn chân: Thân người đứng đối diện với hướng bóng đến, thân hơi ngã về phía trước, chân trụ  đặt một bên bóng, mũi chân đối diện với hướng bóng đến, đầu gối hơi khụy xuống.

Đồng thời chân giữ bóng đưa lên, khớp gối co lại, bàn chân co lên làm cho gan bàn  chân hợp với mặt đất thành một góc nhỏ hơn 900.Kỹ thuật giữ bóng bằng gan bàn chân

Giữ bóng nửa nảy bằng gan bàn chân: Chân trụ đặt một bên phía sau so với điểm bóng rơi, mũi chân đối diện với hướng  bóng đến. Giữ bóng nửa nảy bằng gan bàn chân

4. Kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân

Kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân là dùng phần bên trong của bàn chân (từ cổ chân  tới đốt xương ngón chân cái) đề đá bóng đi. Đá bóng bằng lòng bàn chân

Đá bóng nằm tại chỗ: Chạy đà thẳng với hướng đá bóng: đặt chân trụ, vung chân lăng, tiếp xúc bóng và kết thúc.

Đá bóng lăn sệt

Đá bóng lăn từ phía trước tới:

– Trước hết cần phán đoán thời điểm vung chân và vị trí bóng lăn tới để tiếp xúc bóng  được chính xác;

Đá bóng đang lăn về trước:

– Chân trụ nên đặt trước về phía trước bóng;

– Trường hợp bóng lăn từ các bên tới về phía chân trụ thì nên đặt chân trụ hơi xa về  phía bên của bóng.

Đá bóng nửa nẩy

Phải đá bóng ngay những quả bóng từ trên cao rơi xuống vừa nảy từ đất lên mà không  làm động tác giữ bóng.

Trước hết phải phán đoán tốc độ bay và điểm rơi của bóng, từ đó nhanh chóng di  chuyển chọn vị trí cho việc đặt chân trụ.

– Đá bóng chết vào mục tiêu cố định trên tường, yêu cầu chính xác. – Đá bóng đang lăn sệt vào tường khi bóng bật ra thì không chặn lại mà đá luôn.

ky thuat da bong bang ma trong ban chan

5. Kỹ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân

Đây là kỹ thuật thường được sử dụng để chuyền bóng bổng, xà, đá phạt góc, đá phạt từ xa.

Đá bóng nằm tại chỗ

Khi thực hiện động tác này đặc điểm khi tiếp xúc bóng giữa bàn chân (bằng mu trong) và bóng nên cách chày đà của kiểu đá này phải chếch với hướng đá bóng đi khoảng 450.

Đá bóng nằm tại chỗ

Khi chạy tốc độ phải tăng dần, độ dài bước chạy ngắn, tần số cao để dễ điều chỉnh ở  bước cuối cùng trước khi đặt chân trụ.

Động tác đá lăng chân về trước bắt đầu bằng việc lấy khớp hông làm trụ, dùng đùi  vung cẳng chân từ sau ra trước.

Tiếp xúc với bóng là cạnh trong bàn chân, tính từ ngón chân cái tới phía trong mắt cá  chân.

Sau khi bóng rời chân thì tiếp tục lăng chân về trước, theo quán tính bước về trước 1  vài bước để giảm tốc độ của cơ thể và 2 tay dang rộng tự nhiên để giữ thăng bằng và  trở lại hoạt động bình thường.

Căn cứ vào hướng bóng lăn, phán đoán tốc độ rồi nhanh chóng chọn vị trí thích hợp,  đảm bảo đúng điểm đặt chân trụ và thời điểm tiếp xúc bóng để đá bóng đi theo đúng  hướng dự định.

Khi đá các loại bóng đang lăn dệt thì mủi bàn chân trụ luôn phải thẳng hướng với  hướng đá bóng đi, đầu gối hơi khụy thấp, thân người nghiêng về trước một bên với  bóng.

6. Kỹ thuật đá bóng bằng mu giữa bàn chân

Do đặc điểm về giải phẫu nên góc độ đánh chân lớn và  có thể đạt được tốc độ vung chân tương đối lớn.

Đá bóng nằm tại chỗ

Chạy đà theo đường thẳng từ chậm đến nhanh, bước cuối cùng hơi rộng bằng vai.  Chân trụ đặt nhanh theo đà chạy, đặt cách một bên bóng từ 10cm – 15 cm, mũi chân  nằm trên đường kéo dài của mép trước quả bóng và hướng về phía đá bóng đi, đều gối  hơi khụy thấp. Chân đá bóng trong quá trình chạy đưa ra sau, cẳng chân co lại.  Nghiêng người đá bóng cao trung bình bằng mu giữa bàn chân. Phán đoán tốc độ và  đường bay của bóng mà chọn vị trí đá bóng. Người đứng nghiêng về phía đá bóng đi,  do hướng bóng đến không rơi cạnh chân trụ.

Đá bóng bằng mu giữa bàn chân

Mũi chân đặt hướng về phía bóng được đá đi, thân người nghiêng sang một bên chân  trụ và hơi ưỡn bụng ra, chân đá bóng đưa lên, duỗi đùi ra và co cẳng chân lại, lấy  khớp hông làm trục, đùi kéo cẳng chân đánh nhanh từ phía sau ra trước.

Dùng mu giữa bàn chân đá phần giữa quả bóng đồng thời thân người rướn lên theo  quán tính của động tác về phía bóng đi để duy trì thăng bằng cơ thể.

Đá bóng nửa nẩy bằng mu giữa bàn chân.

Căn cứ tốc độ, hướng đi và điểm rơi cảu quả bóng bay đến, chân trụ đặt bên cạnh  điểm rơi của quả bóng. Lúc quả bóng rơi xuống đất, chân đá bóng đá nhanh về phía  trước đang lúc bóng nẩy lên từ mặt đất.

Chân đá bóng dùng mu giữa tiếp xúc ở phần giữa của quả bóng, đồng thời khống chế  sự đánh lên trên của cẳng chân có như vậy đá bóng đi mới không cao.

7. Kỹ thuật đá biên hoặc ném biên

Người đá phải xoay mặt vào sân bóng, hai chân đặt sau vạch biên dọc. Dùng 1 tay  giữa bóng không cho bóng lăn trên sân. Thực hiện quả đá biên không quá thời gian  quy định.

Nêu đội thực hiện đá biên quá thời gian quy định thì sẽ không được công nhận và đội  còn lại sẽ thực hiện lại quả đá biên.

Trong đá biên phải tuân thủ đối với các quy định của luật bóng đá ban hành.

Động tác đá biên là một động tác mà người thực hiện cần quan sát xung quanh để sử  dụng kỹ thuật đá bóng nào cho phù hợp, nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất cho đội  mình.

 Trên đây là những kỹ thuật cơ bản của môn Bóng đá cơ bản được chia sẻ bởi Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Nam Định, hy vọng sẽ giúp các bạn trẻ và người yêu thích bóng đá có thể năm rõ để luyện tập và thi đấu tốt hơn.

Hướng dẫn kỹ thuật đá bóng mạnh mẽ và chính xác với lòng bàn chân

Hướng dẫn kỹ thuật đá bóng mạnh mẽ và chính xác với lòng bàn chân

Để làm chủ kỹ thuật đá bóng mạnh mẽ và chính xác bằng lòng bàn chân, người chơi cần tập trung vào sự kết hợp giữa lực chân, tư thế cơ thể và điểm tiếp xúc bóng. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết các bước giúp bạn nâng cao kỹ năng.
Bí quyết giữ bóng hiệu quả: Khống chế và che chắn đỉnh cao trong bóng đá

Bí quyết giữ bóng hiệu quả: Khống chế và che chắn đỉnh cao trong bóng đá

Để trở thành một cầu thủ xuất sắc, việc làm chủ kỹ thuật giữ bóng là điều không thể thiếu. Khống chế và che chắn bóng hiệu quả giúp bạn tự tin trước đối thủ, kiểm soát tình huống và tạo điều kiện cho những pha bóng đột phá, quyết định kết quả trận đấu.
Kỹ thuật di chuyển nhẹ nhàng nhưng hiệu quả tối đa trên sân cỏ

Kỹ thuật di chuyển nhẹ nhàng nhưng hiệu quả tối đa trên sân cỏ

Trong bóng đá, kỹ thuật di chuyển không chỉ là chạy nhanh hay bền bỉ, mà còn là khả năng tiết kiệm sức lực, phán đoán tình huống chính xác. Di chuyển thông minh giúp bạn kiểm soát thế trận mà không mất quá nhiều sức, mang lại hiệu quả cao.
Bí quyết làm chủ kỹ thuật dẫn bóng trong bóng đá

Bí quyết làm chủ kỹ thuật dẫn bóng trong bóng đá

Dẫn bóng là một trong những kỹ năng quan trọng quyết định thành công trên sân cỏ. Việc làm chủ kỹ năng này không chỉ yêu cầu tốc độ, mà còn đòi hỏi sự linh hoạt, khéo léo và tư duy chiến thuật nhạy bén.
Đăng ký trực tuyến