Các loại kết cấu phổ biến trong xây dựng nhà dân dụng

Thứ hai, 06/06/2022 | 16:44

Kết cấu xây dựng là công cụ quan trọng phục vụ cho các kỹ sư xây dựng tính toán và thiết kế công trình ngành xây dựng. Dưới đây là tổng hợp các loại kết cấu phổ biến trong xây dựng.

Các loại kết cấu phổ biến trong xây dựng nhà dân dụng
Các loại kết cấu phổ biến trong xây dựng nhà dân dụng

Kết cấu xây dựng là gì?

Theo các kỹ sư xây dựng, hiện đang giảng dạy tại khoa Kỹ thuật xây dựng trường ĐH Lương Thế Vinh thì Kết cấu xây dựng là cơ kết cấu của các cấu kiện xây dựng, có mục đích ứng dụng Cơ học hoặc cơ kết cấu vào trong ngành xây dựng.

Kết cấu xây dựng phục vụ việc tính toán và thiết kế công trình trong ngành xây dựng. Nó kết hợp với lý thuyết mô hình hóa và lý thuyết cấu kiện, là 2 công cụ hình thành nên lý thuyết công trình. Kỹ sư xây dựng hoặc kiến trúc sư là người chịu trách nhiệm thiết kế kết cấu trong xây dựng nhà. Tức là họ phải tính toán các lực đỡ, nội lực và biến dạng do tác động của ngoại lực lên một hệ chịu lực của công trình xây dựng. Bên cạnh tĩnh lực còn có các tác động khác: thay đổi nhiệt độ, co ngót ẩm, từ biến, biến dạng gối, lý thuyết độ bền vật liệu... Kết cấu xây dựng là cơ sở cho việc thiết kế công trình trong trạng thái giới hạn độ bền và trạng thái giới hạn làm việc.

Hiện nay các kỹ sư thường sử dụng các phương pháp tính toán kết cấu cơ bản như: Phương pháp lực, Phương pháp chuyển vị, Phương pháp chuyển vị cổ điển, Phương pháp tính máy, Kết cấu thép cho nhà dân dụng.

Các loại kết cấu phổ biến trong xây dựng nhà dân dụng
Các loại kết cấu phổ biến trong xây dựng nhà dân dụng

Các loại kết cấu phổ biến trong xây dựng nhà dân dụng

Theo các giảng viên khoa Kỹ thuật xây dựng trường Đại học Lương Thế Vinh, có nhiều loại kết cấu xây dựng. Các loại kết cấu xây dựng thường được phân loại theo 4 dạng chính sau đây:

1. Phân loại kết cấu xây dựng theo Vật liệu xây dựng gồm có các loại:

Kết cấu xây dựng khối: Bê tông, Bê tông cốt thép, Bê tông dự ứng lực, Gạch.

Kết cấu xây dựng liên kết: Bê tông và thép

Kết cấu xây dựng thép: Thép và các kim loại khác, đặc biệt là Nhôm

Kết cấu xây dựng gỗ: Gỗ; Kết cấu xây dựng chất dẻo, nhựa: Chất dẻo và nhựa

Kết cấu xây dựng Thủy tinh: Các loại kính; Kết cấu và trang bị hồ bơi nhà dân dụng

Kết cấu xây dựng nền móng: đất, đá…

2. Phân loại Kết cấu xây dựng theo dạng công trình gồm:

Kết cấu xây dựng tầng: nhà thấp tầng, nhà cao tầng, nhà công nghiệp

Kết cấu cầu: cầu giản đơn, cầu dây văng, cầu treo

Kết cấu hầm, bể chứa: hầm đi bộ, hầm qua núi, mêtrô, hồ bơi, bể ngầm …

3. Phân loại Kết cấu xây dựng theo sơ đồ chịu lực gồm có:

Kết cấu tĩnh định; Kết cấu siêu tĩnh

Kết cấu phẳng; Kết cấu không gian…

4. Phân loại Kết cấu xây dựng theo phương pháp thi công gồm có:

Kết cấu thi công toàn khối, tại chỗ.

Kết cấu thi công lắp ghép và thi công bán lắp ghép.

Hiện nay, Đại học Lương Thế Vinh là ngôi trường nhận được sự đánh giá cao về chất lượng đào tạo. Theo học tại đây, sinh viên sẽ được đào tạo và trang bị những kiến thức chuyên môn vững chắc. Đồng thời rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho công việc một cách thành thạo nhất. Sau khi ra trường, sinh viên cũng sẽ dễ dàng có cơ hội tìm việc làm hấp dẫn nếu đủ điều kiện tuyển dụng của doanh nghiệp.

Đại học Ngành kỹ thuật xây dựng học ở đâu học phí thấp

Đại học Ngành kỹ thuật xây dựng học ở đâu học phí thấp

Kỹ thuật xây dựng là ngành học tiềm năng trong tương lại với dự báo nhu cầu nhân lực tăng mạnh trong thời kỳ 4.0 và được nhiều thí sinh đăng ký theo học. Năm 2024, có nhiều trường Đại học tuyển sinh nhưng nên chọn trường nào có mức học phí thấp phù hợp.
Ngành Kỹ thuật xây dựng: Cơ hội nghề nghiệp tương lai

Ngành Kỹ thuật xây dựng: Cơ hội nghề nghiệp tương lai

Kỹ thuật xây dựng là một nghề có nhu cầu tuyển dụng cao và ổn định về lao động. Đời sống kinh tế phát triển thì nhu cầu về xây dựng là rất lớn. Với tốc độ đô thị hóa hiện nay, nhu cầu nguồn nhân lực của ngành này sẽ luôn tỷ lệ thuận với sự phát triển của xã hội.
Học ngành Kỹ thuật xây dựng có dễ xin việc hay không? Cơ hội nghề nghiệp như nào?

Học ngành Kỹ thuật xây dựng có dễ xin việc hay không? Cơ hội nghề nghiệp như nào?

Ngành nghề xây dựng thu hút nhiều bạn trẻ đăng ký học trong những năm gần đây với mong muốn trở thành những kĩ sư xây dựng. Vậy học ngành Kỹ thuật xây dựng có dễ xin việc hay không? Cơ hội nghề nghiệp như nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Cơ hội việc làm của ngành xây dựng ?

Cơ hội việc làm của ngành xây dựng ?

Hiện nay, Ở đất nước có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam nhu cầu đổi mới xây dựng các công trình kiến trúc cơ sở hạ tầng là vô cùng cấp thiết
Đăng ký trực tuyến