Khi là sinh viên bạn bắt đầu bước vào môi trường học tập khác hoàn toàn so với thời học phổ thông trung học. Ở môi trường mới sẽ có nhiều vấn đề tác động bạn phải tự xác định cho mình cách học tập đúng đắn.
Khi là sinh viên bạn bắt đầu bước vào môi trường học tập khác hoàn toàn so với thời học phổ thông trung học. Ở môi trường mới sẽ có nhiều vấn đề tác động bạn phải tự xác định cho mình cách học tập đúng đắn.
Bước vào ngưỡng cửa trường Đại học mọi thứ đều mới mẻ đối với cá bạn tân sinh viên, các bạn bắt đầu cuộc sống xa nhà phải tự lập trong sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt phương pháp học tập cũng hoàn toàn khác so với bậc THPT. Thầy Đoàn Văn Nghiên – Trưởng phòng công tác sinh viên - Trường Đại học Lương Thế Vinh sẽ chia sẻ với các bạn tân sinh viên những phương pháp học tập hiệu quả ở bậc đại học.
Ở bậc đại học số tiết và thời lượng mỗi tiết học nhiều hơn nhiều so với bậc phổ thông... Về số môn học, sẽ ít hay nhiều phụ thuộc vào kế hoạch của từng kỳ và tùy vào nhu cầu đăng ký tín chỉ của bạn. Chính vì vậy, ở bậc đại học đòi hỏi bạn phải có sự trưởng thành và tự quyết.
Về phương pháp giảng dạy, nếu như ở bậc phổ thông, phụ thuộc nhiều vào giáo viên thì đại học, bạn phải tự lập hoàn toàn. Vẫn sẽ có cố vấn học tập giúp đỡ bạn trong suốt quá trình học tập nhưng không thể theo sát như GVCN. Giáo viên dạy từng bộ môn sẽ không có nhiệm vụ “đốc thúc” bạn học tập bởi sinh viên đại học được xem như người trưởng thành và phải tự có trách nhiệm với cuộc đời mình.
Điều này sẽ là chìa khóa giúp họ có được công việc tốt sau khi tốt nghiệp, tự cân bằng được cuộc sống, tự có kế hoạch cụ thể cho riêng mình, nhiều bạn đã có cơ hội tiếp cận với công việc tốt dù chưa ra trường.
Ở trường đại học, cách dạy của giảng viên áp dụng cho tất cả sinh viên. Tuy nhiên, không phải sinh viên nào cũng có thể phù hợp với cách đó. Mỗi người sẽ có cách tiếp thu và ghi nhớ khác nhau. Việc học, hiểu và nắm bắt kiến thức sẽ phụ thuộc vào cách mà mỗi sinh viên áp dụng.
Từ đó mỗi bạn sẽ có một phương pháp học tập khác nhau. Bạn không thể cố áp dụng cách của người khác chỉ vì thấy học học tập hiệu quả. Cách tốt nhất là đánh giá đúng đắn về khả năng học của mình. Tìm hiểu cách khiến bạn hứng thú và tiếp thu nhanh chóng rồi áp dụng . Có thể bạn đầu chưa tìm được phương pháp phù hợp, nhưng kiên trì và chấp nhận thay đổi sẽ giúp bạn thành công.
Khi bước chân vào đại học, mỗi cá nhân đều đã phải xác định cho mình một mục tiêu riêng cho tương lai. Các bạn không thể thờ ơ với chính cuộc đời của mình khi cứ khăng khăng học cho xong rồi tính tiếp hoặc tới đâu hay tới đó.
Chỉ khi biết được mình học vì điều gì? Học để đạt được những điều gì? Thì bạn sẽ tự vẽ ra kế hoạch cụ thể cho bản thân. Có thể đó chưa phải là một kế hoạch hoàn hảo, hoặc cũng có thể nó còn nhiều điều xa vời. Tuy vậy, nó vẫn là điều tốt hơn so với việc bạn không hề có phương hướng.
Ngay từ khi bước vào những ngày tháng đầu tiên của khóa học, hãy tự đặt ra mục tiêu cho bản thân. Không cần phải đặt mục tiêu quá cao xa, chỉ đơn giản là: mục tiêu đạt được số điểm bao nhiêu, học thêm được kỹ năng nào, tham gia được những chương trình gì…
Có một thực trạng nhiều sinh viên cảm thấy chán nản với các tiết học trên giảng đường. Bởi ở môi trường đại học sẽ không có chuyện giảng viên trách phạt bạn khi bạn bỏ tiết. Điều này khiến nhiều bạn thờ ơ với tiết học của mình. Cũng có nhiều sinh viên đi học chỉ vì những buổi điểm danh. Nhưng rồi đến lớp lại không tập trung nghe giảng và tham gia vào tiết học mà chơi game hay tán gẫu trên MXH.
Để xây dựng được một bài học mang đến cho sinh viên là bao công sức, nỗ lực và tâm huyết của người thầy, người cô đứng lớp. Mỗi lời giảng, mỗi trang giáo án là cả một lượng kiến thức, thông tin quan trọng về ngành học đó. Bởi thực tế, trong một tiết học, họ không thể nào cung cấp, giảng dạy một cách chi tiết hoặc thậm chí là đọc chép.
Chính vì vậy, giảng viên sẽ chỉ cung cấp ý chính, điểm mấu chốt đặc biệt quan trọng về nội dung. Nếu bỏ lỡ những vấn đề này, bạn cũng coi như đã bỏ đi kiến thức nền tảng cần thiết cho ngành học của mình. Điều này sẽ khiến cho quá trình ôn thi kết thúc môn của bạn trở nên khó khăn hơn khi phải tổng hợp kiến thức lại từ đầu.
Việc tiếp thu và ghi nhớ kiến thức sẽ trở nên khó khăn hơn nếu như bạn không có đầy đủ giáo trình học tập. Giáo trình là nơi có đầy đủ, tổng hợp toàn bộ kiến thức mà sinh viên tất cả các khối ngành đều cần chuẩn bị đày đủ từ sinh viên khối ngành kỹ thật như: Công nghệ thông tin, kỹ thuật xây dựng cũng như sinh viên các khối ngành kinh tế: Kế toán, quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng…
Sinh viên có thể không cần có vở ghi chép từng môn học nhưng giáo trình là điều không thể thiếu. Đôi khi GV sẽ trình bày một nội dung nào đó trong sách, việc của bạn là ghi chú và nghiên cứu kỹ hơn sau mỗi giờ học. Với cách học này, giúp ghi nhớ lâu hơn, quá trình ôn tập lại về sau cũng sẽ không mất quá nhiều thời gian.
Ngoài giáo trình theo yêu cầu của nhà trường thì bổ sung thêm sách tham khảo cũng là điều cần thiết. Chúng ta biết rằng kiến thức là vô tận, tìm hiểu nghiên cứu đến đâu thì cũng sẽ vẫn còn nhiều điều thú vị. Việc của các bạn là tìm tòi và học hỏi. Nội dung kiến thức môn học trên giảng đường sẽ không bao giờ là đủ. Hãy cố gắng học hỏi, tìm hiểu thêm qua sách vở.
Tự học là phương pháp học hiệu quả cho sinh viên, kỹ năng này cũng cần phải rèn luyện, thậm chí là quyết tâm rèn luyện mới có thể hình thành được. Để có thể tự học tốt, bạn phải biết được đâu là thời gian, địa điểm mà bản thân có thể tập trung cao độ để học tập. Bạn cũng cần phải có khả năng tự lọc nội dung, tự chọn lựa sách để tham khảo.
Có được phương pháp học tập phù hợp với bản thân sẽ là nền tảng để các bạn sinh viên tự tin và vững vàng trong quá trình học đại học. Hy vọng với những phương pháp học được để cập trên đây sẽ hữu ích cho bạn. Chúc bạn thành công.