Cây Tắc kè đá – Vị thuốc đông y tuyệt với trị bệnh xương khớp

Thứ ba, 19/03/2024 | 15:26
Theo dõi ULTV trên

Tắc kè đá, còn được biết đến với tên gọi khác là Cốt toái bổ, là một loại cây thường mọc hoang trên các dãy núi đá, trên các cây hoặc ven suối trong khu rừng núi của nước ta.

 Hôm nay Cùng Trường Cao đẳng y dược Pasteur tìm hiểu về chủ đề này nhé!

Cây tắc kè đá được sử dụng rộng rãi để điều trị đau nhức xương khớp, chấn thương do va đập, tai ửng, đau răng, chảy máu chân răng, bong gân, thận hư, suy nhược thần kinh, và nhiều tình trạng khác.

Để hiểu rõ hơn về tác dụng và công dụng của cây tắc kè đá, chúng ta hãy cùng khám phá thông tin chi tiết trong bài viết sau đây

1.Đặc điểm chung về Cây tắc kè đá

Tên gọi khác: Cốt toái bổ, cây tổ phượng, cây tổ rồng, tổ diều, hộc huyết, thu mùn, hầu khương,…

Tên khoa học: Drynaria fortunei - Polypodiaceae (họ dương xỉ )

01710836921.jpeg

Hình ảnh Cây tắc kè đá

1.1.Mô tả thực vật:

Cây tắc kè đá là loại cây dương xỉ có tuổi thọ lâu dài, thân và rễ dẹp, giống củ gừng, thường sống phụ sinh trên cây lớn như đa và si, và thích môi trường ẩm và mát trong khu rừng núi. Phần thân rễ của cây giống với tắc kè và thường mọc hoang, bám vào vách đá hoặc các thân cây lớn.

Lá của cây chia thành hai loại: lá bất thụ màu nâu không cuống lá và lá hữu thụ màu xanh, có xẻ thùy sâu và túi bào tử hình trái xoan màu vàng nhạt.

Cây phát triển chủ yếu thông qua hình thức bào tử, thời gian sinh trưởng chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 8.

11710836921.png

Hình ảnh về vị thuốc Tắt kè đá khi còn tươi và khô

1.2. Phân bố

Khu vực phân bố của cây cốt toái bổ chủ yếu tập trung ở một số tỉnh vùng núi của Việt Nam như Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La, Lào Cai, Điện Biên, Hòa Bình, và Nghệ An. Do tình trạng thiếu dược liệu tự nhiên, loại thực vật này đã được liệt vào Sách Đỏ Việt Nam và cần được bảo tồn. Ngoài ra, cây cốt toái bổ cũng được tìm thấy ở Lào, miền Nam và miền Trung Trung Quốc.

Cây thường mọc trên đám rêu, hốc đá, hoặc sống phụ sinh trên thân cây lớn trong các hang núi đá vôi. Chúng thích môi trường ẩm ướt, thường mọc hoang dọc theo suối, trên cây, và khắp núi đá trong vùng rừng núi của Việt Nam.

2.Bộ phận dùng –Thu hái, chế biến:

BPD: Thân rễ của cây tắc kè đá là bộ phận duy nhất được sử dụng làm thuốc

Thu hái: Thu hái quanh năm, nhưng tháng 4 – 9 là thời điểm tốt nhất.

Vị thuốc cốt toái bổ là đoạn thân rễ dẹt, cong queo, phân nhánh nhiều, được bao phủ dày đặc bởi lớp lông màu nâu, dài 5-15 cm, rộng 1-2 cm, dày 3 mm.

Dược liệu có chất cứng, mặt cắt ngang màu nâu, có vị nhạt và hơi se.

Sau khi thu hái, dược liệu được rửa sạch, cắt nhỏ, phơi hoặc sấy khô để sử dụng.

Có thể chế biến bằng cách tẩm mật ong hoặc rượu, hoặc sao khô và lấy ra sau khi dược liệu chuyển sang màu vàng xám.

21710836921.png
31710836921.png

3.Thành phần hóa học

Cốt toái bổ chứa flavonoid và tinh bột là các thành phần chính.

Phần thân rễ của cây chứa khoảng 25% – 34.89% tinh bột và Hesperidin.

Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, có tổng cộng 369 hợp chất trong vị thuốc cốt toái bổ, trong đó có các chất chống oxy hóa như Flavonoid, Axit Phenolic, Proanthocyanidin, Lignans, và Triterpenoids, bao gồm ít nhất 50 hợp chất không phân tách..

4.Tác dụng dược lý:

*Theo Y học cổ truyền

Theo Đông y, vị thuốc cốt toái bổ có vị đắng, tính ấm, không độc, vào 2 kinh can và thận.

Có khả năng bổ thận, chữa các vấn đề như chấn thương do té ngã, dập xương, đau xương, đau lưng mỏi gối, đau nhức lưng, sai khớp, bong gân, tai ù, đau răng, chảy máu chân răng, thận hư yếu, tiêu chảy kéo dài, cầm máu, và giảm đau. Các tác dụng chính bao gồm:

- Bổ thận, điều trị chứng ù tai và tiêu chảy do thận hư.

- Chữa trị đau xương, phá huyết ứ, hành huyết, làm thuốc hoà hoãn, và sát trùng giảm đau.

- Dùng để điều trị các vấn đề như dập xương, đau xương, bong gân, sai khớp, và đau tai ù.

Lưu ý: - Người âm hư, huyết hư không nên sử dụng.

Dược liệu có thể được dùng cách uống hoặc đắp ngoài, với liều lượng mỗi ngày từ 6 – 12g.

Nếu sử dụng bôi ngoài, không có liều lượng cụ thể.

Ngoài ra, cũng có thể sử dụng dưới dạng sắc thuốc, ngậm rượu, hoặc giã nát rồi đắp lên vết thương.

*Theo y học hiện đại:

- Tác dụng ngăn ngừa loãng xương: Dựa trên hoạt động của polysaccharide đồng nhất (DFPW) từ thân rễ cây tắc kè đá, nghiên cứu trên chuột OVX cho thấy DFPW có thể ngăn ngừa loãng xương sau mãn kinh, giống như raloxifene, bằng cách cân bằng quá trình tạo và hấp thu xương..

- Tác dụng diệt vi khuẩn đường miệng: Chloroform trong dược liệu kết hợp với ampicillin hoặc gentamicin có khả năng giết chết 100% vi khuẩn trong vòng 3 – 4 giờ, hỗ trợ trong việc chống lại các mầm bệnh đường miệng.

- Tác dụng chữa bong gân, tụ máu: Tại Quân y viện 6, cây tắc kè đá được sử dụng để chữa bong gân, tụ máu bằng cách đắp nướng thân rễ tắc kè đá lên vết thương, giúp giảm đau và tái tạo nhanh chóng.

Liều lượng thường dùng:  10 đến 20g mỗi ngày.

Các công dụng khác:

- Dược liệu có thể giảm độc tính của Kanamycin sulfat đối với tai trong.

- Chữa trị bệnh ù tai, chức năng nội tiết suy giảm và tiêu chảy kéo dài.

- An thần, Giảm đau, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, và ngăn ngừa lipit máu cao.

- Cốt toái bổ có thể sử dụng dưới dạng ngâm trong rượu hoặc làm sắc uống, hoặc đắp ngoài để điều trị các vấn đề về xương và khớp.

Ngoài ra, có thể được sử dụng dưới dạng đắp ngoài để chữa trị các vấn đề về xương và khớp.

5.Những bài thuốc kinh nghiệm

1. Chữa trị các chấn thương phần mềm, gãy xương kín:

Chuẩn bị: Lá sen tươi 12g, quả bồ kết tươi 12g, rễ tắc kè đá Tây Bắc 12g, lá trắc bá diệp 12g.

Thực hiện: Làm thành bột mịn, sử dụng 12g hãm với nước sôi mỗi lần.

Uống 2 lần/ngày cho đến khi xương đã liền hoàn toàn.

Hoặc có thể tạo bột mịn từ cốt toái bổ và các dược liệu khác, trộn với Vaseline và bôi lên vùng đau nhức.

2.Chữa phong thấp thuộc huyết

Bài 1.Chuẩn bị: Cốt toái bổ, ô dược, xích đồng nam, cỏ xước, rễ bưởi bung, tiền hồ và bạch đồng nữ mỗi vị 40g. rễ chiên chiến, bạch hoa xà thiệt thảo mỗi vị 60g, 80g rễ rung rúc và 100g vỏ chân chim.

Thực hiện: Nấu thành cao đặc, ngâm với rượu trắng, mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần dùng 30ml.

Bài 2: Chuẩn bị: Tắc kè đá, hy thiêm, độc hoạt, uy linh tiên, rau má, thạch cao, thiên hoa phấn, thổ phục linh, kê huyết đằng, đan sâm, 1sinh địa và khương hoạtmỗi vị 12g và 4g cam thảo.

Thực hiện: Sắc lấy nước uống mỗi ngày.

3.Chữa còi xương ở trẻ, chân tay tê yếu, lưng gối mỏi ở người cao tuổi

Chuẩn bị: 10g tắc kè đá, 10g thiên niên kiện, 10g đỗ trọng, 4-6g cao hổ cốt, 1 lít rượu trắng.

Thực hiện: Ngâm các dược liệu với rượu trong 10-15 ngày,  uống 10-15ml/lần trước khi ăn, mỗi ngày 2 lần.

41710836921.png

 4. Chữa suy nhược cơ thể ở người cao tuổi, gãy xương lâu lành:

Chuẩn bị: Tắc kè đá, cẩu tích, mẫu lệ, bạch truật, đương quy, hoàng kỳ, tục đoạn mỗi vị 12g; 8g thiên niên kiện, đảng sâm, hoài sơn và  ba kích mỗi vị 16g

Thực hiện: Sắc thành thuốc uống.

5. Chữa đau lưng và ù tai do thận hư gây ra:

Chuẩn bị: Một cái bầu dục lợn, 4-6g bột rễ tắc kè đá Tây Bắc.

Thực hiện: Nhồi bột rễ tắc kè đá vào bầu dục lợn, hấp chín trên lửa nhỏ. Mỗi ngày sử dụng 1 quả, cách nhau một ngày.

6. Chữa trị đau răng, bị chảy máu chân răng hay răng lung lay do thận hư:

Chuẩn bị: Rễ tắc kè đá khô 16g.

Thực hiện: Giã nhỏ rễ tắc kè đá, sao cho cháy đen rồi tán thành bột. Xát bột này vào vùng lợi và chân răng bị đau hoặc chảy máu. Áp dụng 2 lần mỗi ngày sau khi vệ sinh sạch răng.

7. Bài thuốc bổ thận và giúp chắc răng:

Chuẩn bị: rễ tắc kè đá và thục địa mỗi vị16g.

Sơn thù, bạch linh, đơn bì, trạch tả, sơn dược mỗi vị 12g, tế tân 2.4g,

Sắc cùng với 700ml nước đến khi còn 250ml, chia ra uống 2 /ngày . Dùng trong 10 ngày.

8. Cách ngâm rượu rễ tắc kè đá khô:

Bước 1: Rửa sạch rễ tắc kè đá tươi, cạo sạch lông bên ngoài.

Bước 2: Thái rễ thành lát mỏng, phơi khoảng 5-6 ngày cho khô.

Bước 3: Sấy vàng thơm rồi để nguội.

Bước 4: Ngâm rễ tắc kè đá khô với rượu trắng theo tỷ lệ 1:4 trong bình thuỷ tinh.

Bước 5: Đậy kín và ngâm trong 30 ngày trước khi sử dụng.

6.Những lưu ý khi sử dụng tắc kè đá

- Tránh sử dụng những người có dấu hiệu của âm hư hoặc huyết hư.

- Cần cẩn thận người gặp phải các vấn đề như ứ máu hoặc thiếu âm kèm nhiệt độ nội.

-Trước khi sử dụng nên tham vấn ý kiến y khoa để được hướng dẫn cụ thể về liều lượng và các bài thuốc phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.

Tắc kề đá (Cốt toái bổ), một loại cây thảo dược tự nhiên, chứa nhiều hoạt chất như canxi và photpho, có khả năng làm lành vết thương và ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Đây được coi là một kho báu vì có thể bổ sung sức khỏe và tăng cường sức mạnh của xương và gân. Nó được sử dụng để điều trị nhiều vấn đề như đau nhức xương khớp, bong gân, dập xương, sai khớp, trật khớp, giãn dây chằng, đau lưng mỏi gối và tê lạnh ở chân tay. Ngoài ra, nó còn giúp làm lành các chấn thương và bầm tím, cũng như có tác dụng an thần giúp dễ ngủ và ngủ sâu. Tuy nhiên, để tránh tác dụng phụ, việc tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi sử dụng và tuân thủ hướng dẫn là rất quan trọng./.

DsCKI. Nguyễn Quốc Trung

Từ khóa: Cây Tắc kè đá
Giải pháp từ y học cổ truyền cho tình trạng bốc hỏa trong cơ thể

Giải pháp từ y học cổ truyền cho tình trạng bốc hỏa trong cơ thể

Trong quan niệm của y học cổ truyền, bốc hỏa là hiện tượng nhiệt năng trong cơ thể tăng cao, làm cho người bệnh cảm thấy nóng bừng ở đầu, mặt, ngực, kèm theo các triệu chứng như khô miệng, đổ mồ hôi, tiểu vàng, táo bón.
Khám phá công dụng chữa bệnh của Chu sa trong y học cổ truyền

Khám phá công dụng chữa bệnh của Chu sa trong y học cổ truyền

Chu sa, hay còn gọi là thần sa, là vị thuốc quý trong Y học cổ truyền, nổi tiếng với khả năng thanh nhiệt, an thần, trấn tĩnh tâm trí và ổn định tinh thần.
Tục đoạn – Vị thuốc Y học cổ truyền chữa bách bệnh

Tục đoạn – Vị thuốc Y học cổ truyền chữa bách bệnh

Trong kho tàng dược liệu Y học cổ truyền, Tục đoạn là một trong những vị thuốc được đánh giá cao nhờ công dụng phong phú và hiệu quả rõ rệt, đặc biệt trong việc hỗ trợ xương khớp, an thai và chữa trị tổn thương do sang chấn.
Bổ cốt chỉ – Dược liệu quý trong y học cổ truyền giúp bổ thận, trị tiêu chảy

Bổ cốt chỉ – Dược liệu quý trong y học cổ truyền giúp bổ thận, trị tiêu chảy

Bổ cốt chỉ là một vị thuốc Nam có giá trị cao trong kho tàng y học cổ truyền. Với khả năng hỗ trợ chức năng thận, cải thiện tiêu hóa và tăng cường sinh lực, bổ cốt chỉ thường xuất hiện trong nhiều bài thuốc cổ phương điều trị các chứng bệnh mạn tính.
Đăng ký trực tuyến